Giấc mơ vô địch AFF Cup 2014 là phi thực tế với tuyển Việt Nam?
(Dân trí) - Từ năm 1995 đến nay, chưa bao giờ một đội tuyển cấp quốc gia bước vào chiến dịch “săn” HCV bóng đá khu vực mà người hâm mộ lại thờ ơ đến thế. Đấy là một điều lạ, cho dù giấc mơ vô địch AFF Cup không hề là giấc mơ phi thực tế.
Giấc mơ không hoang đường
Nếu so sánh với chuyện đội tuyển U19 mơ đoạt vé vào VCK U20 thế giới 2015, hay chuyện ông chủ tịch VFF đặt cho lứa này mục tiêu hướng đến VCK World Cup 2018, thì giấc mơ vàng AFF Cup với đội tuyển Việt Nam thực tế hơn nhiều.
Bóng đá Việt Nam chưa phải chưa lần nào đứng trên bục cao nhất của bóng đá khu vực, nên về mặt năng lực, không thể nói chuyện tìm kiếm chiếc cúp vàng AFF là điều nằm ngoài khả năng của chúng ta.
Nhưng dĩ nhiên, để vươn đến ngôi cao nhất không bao giờ là điều dễ. Ngay ở vòng bảng này, dù được chơi trên sân nhà, đội tuyển cũng phải đứng trước thử thách khá lớn, nếu muốn vào bán kết, vì chúng ta sẽ đụng độ những đối thủ không hề dễ chịu như Indonesia và Philippines.
Nhưng điều lạ cũng nằm ở chỗ ấy, lẽ ra khi đá với đối thủ khó, trận đấu càng hứa hẹn tính chất gây cấn thì người hâm mộ phải càng quan tâm mới phải, đằng này đội bóng của HLV Miura đang không có được cái may mắn đó.
Có thể người đang chờ những gì mà HLV Miura và các học trò thể hiện trên sân bóng, chờ họ có thành tích cụ thể để lấy lại niềm tin nơi người hâm mộ bóng đá nội.
Đấy rõ ràng là nhiệm vụ bắt buộc với đội tuyển Việt Nam. Nhưng gì thì gì, đội tuyển quốc gia đang cần nhận được sự ủng hộ, và phải thẳng thắn mà nói rằng AFF Cup là sân chơi mà chúng ta có đôi chút vị thế với làng cầu khu vực.
Giấc mơ vô địch AFF Cup 2014 nói dễ dĩ nhiên chẳng dễ, nhưng đấy không phải là giấc mơ hoang đường, nếu chúng ta tính đúng lộ trình trong cuộc hành trình mà chúng ta sắp bước đi.
Giấc mơ đấy không đơn giản vì mạnh cỡ Thái Lan mà còn phải trắng tay trong 5 kỳ giải gần nhất. Thế nên, chỉ cần có cơ hội, mà là cơ hội thực tế đàng hoàng thì cũng đáng để được quan tâm lắm chứ.
Định hướng lệch lạc từ người lớn
Chúng tôi cho rằng tình yêu của người hâm mộ không phai nhạt với bóng đá nội, bằng chứng là khi đội tuyển U19 Việt Nam thi đấu, sân Mỹ Đình vẫn quá tải. Tình yêu ấy nơi một bộ phận khán giả chỉ hơi méo mó vì định hướng có khi lệch lạc từ chính những người làm công tác điều hành nền bóng đá.
Người ta tung hô đội tuyển U19 quá đà, nên vô hình chung tạo ra cảm giác rằng gần như cả nền bóng đá chỉ có mỗi lứa U19 ấy là đáng theo dõi, là đáng nhắc đến. Đấy là điều quả là xưa nay hiếm trên toàn thế giới, vì có lẽ chẳng có ở đâu như ở làng cầu Việt Nam, người ta coi trọng một đội bóng trẻ hơn hẳn đội tuyển quốc gia.
Chính người làm công tác điều hành đôi lúc còn tạo ra cái cảm giác rằng lứa U19 có thể tạo nên những kỳ tích tầm châu Á, thậm chí tầm thế giới, khiến cho tâm lý của những người theo dõi bóng đá từ đó có không ít thay đổi.
Người ta tung hô lứa U19 quá đà khiến cho nhiều người dường như quên mất rằng chính lứa đấy còn chưa một lần đứng lên bục cao nhất ở các giải đấu tầm khu vực trong lứa tuổi suốt 2 năm qua, rằng họ cũng chưa làm được gì hơn lứa đàn anh, về mặt thành tích.
Chính người làm công tác điều hành nền bóng đá còn có những phát biểu lệch lạc trong cái nhìn và cách quan tâm đến các đội tuyển cấp quốc gia, thì khó nói những phát biểu đấy không làm ảnh hưởng đến tâm lý của khán giả nói chung. Đấy là cái tâm lý dường như chúng ta đã ở tầm châu Á rồi, thành ra các giải đấu khu vực hiện không là gì cả!
Cái tai hại nằm ở chỗ người ta khơi gợi quá nhiều trí tò mò của một phần không nhỏ người hâm mộ về đội U19, trước khi người ta lãng quên hết phần còn lại của bóng đá nội, lãng quên cả một đội tuyển quốc gia đang chuẩn bị bước vào chiến dịch quan trọng nhất trong năm của bóng đá Việt Nam.
Bây giờ không ủng hộ đội tuyển quốc gia thì đợi đến bao giờ?! Bây giờ không theo đuổi một giấc mơ thực tế thì chẳng phải lãng phí hay sao, so với việc cứ tô vẽ những giấc mộng viễn vông?!
Nếu so sánh với chuyện đội tuyển U19 mơ đoạt vé vào VCK U20 thế giới 2015, hay chuyện ông chủ tịch VFF đặt cho lứa này mục tiêu hướng đến VCK World Cup 2018, thì giấc mơ vàng AFF Cup với đội tuyển Việt Nam thực tế hơn nhiều.
Bóng đá Việt Nam chưa phải chưa lần nào đứng trên bục cao nhất của bóng đá khu vực, nên về mặt năng lực, không thể nói chuyện tìm kiếm chiếc cúp vàng AFF là điều nằm ngoài khả năng của chúng ta.
Nhưng dĩ nhiên, để vươn đến ngôi cao nhất không bao giờ là điều dễ. Ngay ở vòng bảng này, dù được chơi trên sân nhà, đội tuyển cũng phải đứng trước thử thách khá lớn, nếu muốn vào bán kết, vì chúng ta sẽ đụng độ những đối thủ không hề dễ chịu như Indonesia và Philippines.
Nhưng điều lạ cũng nằm ở chỗ ấy, lẽ ra khi đá với đối thủ khó, trận đấu càng hứa hẹn tính chất gây cấn thì người hâm mộ phải càng quan tâm mới phải, đằng này đội bóng của HLV Miura đang không có được cái may mắn đó.
ĐTVN đang chuẩn bị bước vào chiến dịch quan trọng nhất trong năm của bóng đá nội
Có thể người đang chờ những gì mà HLV Miura và các học trò thể hiện trên sân bóng, chờ họ có thành tích cụ thể để lấy lại niềm tin nơi người hâm mộ bóng đá nội.
Đấy rõ ràng là nhiệm vụ bắt buộc với đội tuyển Việt Nam. Nhưng gì thì gì, đội tuyển quốc gia đang cần nhận được sự ủng hộ, và phải thẳng thắn mà nói rằng AFF Cup là sân chơi mà chúng ta có đôi chút vị thế với làng cầu khu vực.
Giấc mơ vô địch AFF Cup 2014 nói dễ dĩ nhiên chẳng dễ, nhưng đấy không phải là giấc mơ hoang đường, nếu chúng ta tính đúng lộ trình trong cuộc hành trình mà chúng ta sắp bước đi.
Giấc mơ đấy không đơn giản vì mạnh cỡ Thái Lan mà còn phải trắng tay trong 5 kỳ giải gần nhất. Thế nên, chỉ cần có cơ hội, mà là cơ hội thực tế đàng hoàng thì cũng đáng để được quan tâm lắm chứ.
Định hướng lệch lạc từ người lớn
Chúng tôi cho rằng tình yêu của người hâm mộ không phai nhạt với bóng đá nội, bằng chứng là khi đội tuyển U19 Việt Nam thi đấu, sân Mỹ Đình vẫn quá tải. Tình yêu ấy nơi một bộ phận khán giả chỉ hơi méo mó vì định hướng có khi lệch lạc từ chính những người làm công tác điều hành nền bóng đá.
Người ta tung hô đội tuyển U19 quá đà, nên vô hình chung tạo ra cảm giác rằng gần như cả nền bóng đá chỉ có mỗi lứa U19 ấy là đáng theo dõi, là đáng nhắc đến. Đấy là điều quả là xưa nay hiếm trên toàn thế giới, vì có lẽ chẳng có ở đâu như ở làng cầu Việt Nam, người ta coi trọng một đội bóng trẻ hơn hẳn đội tuyển quốc gia.
Chính người làm công tác điều hành đôi lúc còn tạo ra cái cảm giác rằng lứa U19 có thể tạo nên những kỳ tích tầm châu Á, thậm chí tầm thế giới, khiến cho tâm lý của những người theo dõi bóng đá từ đó có không ít thay đổi.
Người ta tung hô lứa U19 quá đà khiến cho nhiều người dường như quên mất rằng chính lứa đấy còn chưa một lần đứng lên bục cao nhất ở các giải đấu tầm khu vực trong lứa tuổi suốt 2 năm qua, rằng họ cũng chưa làm được gì hơn lứa đàn anh, về mặt thành tích.
Chính người làm công tác điều hành nền bóng đá còn có những phát biểu lệch lạc trong cái nhìn và cách quan tâm đến các đội tuyển cấp quốc gia, thì khó nói những phát biểu đấy không làm ảnh hưởng đến tâm lý của khán giả nói chung. Đấy là cái tâm lý dường như chúng ta đã ở tầm châu Á rồi, thành ra các giải đấu khu vực hiện không là gì cả!
Cái tai hại nằm ở chỗ người ta khơi gợi quá nhiều trí tò mò của một phần không nhỏ người hâm mộ về đội U19, trước khi người ta lãng quên hết phần còn lại của bóng đá nội, lãng quên cả một đội tuyển quốc gia đang chuẩn bị bước vào chiến dịch quan trọng nhất trong năm của bóng đá Việt Nam.
Bây giờ không ủng hộ đội tuyển quốc gia thì đợi đến bao giờ?! Bây giờ không theo đuổi một giấc mơ thực tế thì chẳng phải lãng phí hay sao, so với việc cứ tô vẽ những giấc mộng viễn vông?!
Trọng Vũ