Đội tuyển Việt Nam cần cọ xát với đối tượng nào?
(Dân trí) - Ở AFF Cup sắp đến, đội tuyển Việt Nam (ĐTVN) sẽ đụng độ với Philippines có phong cách như đội bóng châu Âu. Thế nên, việc cọ xát với các đối thủ có lối chơi mạnh mẽ là rất tốt. Nhưng điều quan trọng hơn ở chỗ đối thủ ở trình độ nào?
Chuẩn bị cho các đối thủ trước mắt
Một trong những đội bóng có thể cạnh tranh suất vào bán kết với ĐT Việt Nam là Philippines. Đây là đội mà chúng ta chưa hề thắng ở các kỳ AFF Cup gần nhất mà chúng ta đụng độ họ.
Thậm chí, ở AFF Cup 2010, ĐTVN còn thua Philippines ngay trên Mỹ Đình, trong một trận đấu mà cuối trận HLV Calisto thời đó suýt chút nữa còn đòi “ăn thua đủ” với người đồng nhiệm McMenemy bên phía Philippines, do không làm cách nào xuyên thủng được hàng phòng ngự dày đặc của đối phương.
Philippines những năm gần đây phát triển bằng chính sách nhập khẩu cầu thủ, nhất là cầu thủ từ Anh. Chính vì vậy, phong cách của đội bóng này cũng hệt như phong cách của các đội bóng phương Tây, tức là rất mạnh mẽ và giỏi sử dụng bóng bổng và bóng dài.
Hiện tại, khi đội tuyển Philippines được dẫn dắt bởi cựu tuyển thủ quốc gia Mỹ Thomas Dooley, có thể đội tuyển này còn chơi nhanh hơn, mạnh hơn, đúng phong cách bóng đá Mỹ.
Chuẩn bị đối đầu với đối thủ dạng Philippines, ĐTVN của HLV Miura thời gian qua đá giao hữu với các đội bóng có phong cách mạnh mẽ như Sinh viên Hàn Quốc, U23 Bahrain hay sắp tới đây là Palestine là điều bình thường.
Đá với các đội bóng có lối chơi thiên về sức mạnh sẽ giúp cho chúng ta làm quen với việc phải đua sức và chống bóng bổng trước đối phương. Dù vậy, vấn đề nằm ở chỗ chất lượng đối thủ như thế nào?
U23 Bahrain phải nói là đá quá tệ trong trận đấu với ĐTVN trên sân Thống Nhất hôm 29/10. Nguyên nhân là họ chỉ kịp đến TPHCM 1 ngày trước giờ bóng lăn, nên chẳng còn sức để mà đá.
Sinh viên Hàn Quốc sau đó còn tệ hơn. Điều tệ của đội này nằm ở chỗ họ không hề cho thấy ưu thế thể lực mà chúng ta thường thấy nơi các đội bóng đến từ xứ Hàn. Thành ra, các cầu thủ Sinh viên Hàn Quốc còn nhanh đuối hơn cầu thủ Việt Nam.
Chưa hết, Sinh viên Hàn Quốc lại vừa thua ĐT Long An (đội bóng thuộc vào loại kém nhất V-League), đủ thấy chất lượng của đội bóng này như thế nào.
Đấy chính là lý do mà có thể đối tượng chúng ta tìm đến để đá cọ xát là đúng, nhưng thực chất của các trận đấu giao hữu lại không như HLV Miura mong muốn.
Chỉ mong đá với đối thủ mạnh
Thời gian dành cho AFF Cup không còn nhiều, đội tuyển của HLV Miura từ đây đến đó cũng chỉ còn 2 trận giao hữu. Như vị HLV người Nhật chia sẻ, ông cần các đối thủ có chất lượng để đánh giá đúng về khả năng của đội mình.
Chúng ta cần những trận đấu căng thẳng thực sự, trước các đối thủ có đẳng cấp thực sự, để đọc hết các điểm mạnh điểm yếu của đội nhà, thay vì cứ thắng như chẻ tre thời gian qua, nhưng vẫn không rõ là hàng thủ ĐTVN yếu hay mạnh?
Trước mắt sẽ là Palestine, đội bóng mà cho đến giờ vẫn là ẩn số của cả làng cầu châu Á. Vì những đặc thù về tình hình xã hội, nên đội tuyển Palestine không có nhiều dịp cọ xát quốc tế, cũng không có nhiều điều kiện để tham dự các giải đấu lớn.
Thành ra, không thể nói đội này mạnh hay yếu, mà chỉ mong thực tế trên sân cho thấy họ là đội bóng mà chúng ta sẽ có một trận đấu có chất lượng.
Tiếp theo là Malaysia, đây chắc chắn là đối thủ khó chơi của ĐTVN. Trong một hoàn cảnh khác, ở một thời điểm khác, có thể trận đấu giữa Việt Nam và Malaysia rất bổ ích.
Nhưng vấn đề là Malaysia gặp ĐTVN quá cận ngày khai mạc AFF Cup 2014 (chỉ 6 ngày trước giờ bóng lăn), nên khả năng đội này dùng đội hình mạnh nhất để đá với ĐTVN vẫn là câu hỏi lớn?
Trong trường hợp họ dùng đội hình mạnh nhất, chẳng lẽ họ không ngại cầu thủ của họ sẽ dính chấn thương, không còn thời gian để kịp hồi phục trước khi đá AFF Cup hay sao?
Một trong những đội bóng có thể cạnh tranh suất vào bán kết với ĐT Việt Nam là Philippines. Đây là đội mà chúng ta chưa hề thắng ở các kỳ AFF Cup gần nhất mà chúng ta đụng độ họ.
Thậm chí, ở AFF Cup 2010, ĐTVN còn thua Philippines ngay trên Mỹ Đình, trong một trận đấu mà cuối trận HLV Calisto thời đó suýt chút nữa còn đòi “ăn thua đủ” với người đồng nhiệm McMenemy bên phía Philippines, do không làm cách nào xuyên thủng được hàng phòng ngự dày đặc của đối phương.
Philippines những năm gần đây phát triển bằng chính sách nhập khẩu cầu thủ, nhất là cầu thủ từ Anh. Chính vì vậy, phong cách của đội bóng này cũng hệt như phong cách của các đội bóng phương Tây, tức là rất mạnh mẽ và giỏi sử dụng bóng bổng và bóng dài.
Hiện tại, khi đội tuyển Philippines được dẫn dắt bởi cựu tuyển thủ quốc gia Mỹ Thomas Dooley, có thể đội tuyển này còn chơi nhanh hơn, mạnh hơn, đúng phong cách bóng đá Mỹ.
Các đối thủ cọ xát của ĐTVN thời gian qua đều gây thất vọng (ảnh: Trọng Vũ)
Chuẩn bị đối đầu với đối thủ dạng Philippines, ĐTVN của HLV Miura thời gian qua đá giao hữu với các đội bóng có phong cách mạnh mẽ như Sinh viên Hàn Quốc, U23 Bahrain hay sắp tới đây là Palestine là điều bình thường.
Đá với các đội bóng có lối chơi thiên về sức mạnh sẽ giúp cho chúng ta làm quen với việc phải đua sức và chống bóng bổng trước đối phương. Dù vậy, vấn đề nằm ở chỗ chất lượng đối thủ như thế nào?
U23 Bahrain phải nói là đá quá tệ trong trận đấu với ĐTVN trên sân Thống Nhất hôm 29/10. Nguyên nhân là họ chỉ kịp đến TPHCM 1 ngày trước giờ bóng lăn, nên chẳng còn sức để mà đá.
Sinh viên Hàn Quốc sau đó còn tệ hơn. Điều tệ của đội này nằm ở chỗ họ không hề cho thấy ưu thế thể lực mà chúng ta thường thấy nơi các đội bóng đến từ xứ Hàn. Thành ra, các cầu thủ Sinh viên Hàn Quốc còn nhanh đuối hơn cầu thủ Việt Nam.
Chưa hết, Sinh viên Hàn Quốc lại vừa thua ĐT Long An (đội bóng thuộc vào loại kém nhất V-League), đủ thấy chất lượng của đội bóng này như thế nào.
Đấy chính là lý do mà có thể đối tượng chúng ta tìm đến để đá cọ xát là đúng, nhưng thực chất của các trận đấu giao hữu lại không như HLV Miura mong muốn.
Chỉ mong đá với đối thủ mạnh
Thời gian dành cho AFF Cup không còn nhiều, đội tuyển của HLV Miura từ đây đến đó cũng chỉ còn 2 trận giao hữu. Như vị HLV người Nhật chia sẻ, ông cần các đối thủ có chất lượng để đánh giá đúng về khả năng của đội mình.
Chúng ta cần những trận đấu căng thẳng thực sự, trước các đối thủ có đẳng cấp thực sự, để đọc hết các điểm mạnh điểm yếu của đội nhà, thay vì cứ thắng như chẻ tre thời gian qua, nhưng vẫn không rõ là hàng thủ ĐTVN yếu hay mạnh?
Trước mắt sẽ là Palestine, đội bóng mà cho đến giờ vẫn là ẩn số của cả làng cầu châu Á. Vì những đặc thù về tình hình xã hội, nên đội tuyển Palestine không có nhiều dịp cọ xát quốc tế, cũng không có nhiều điều kiện để tham dự các giải đấu lớn.
Thành ra, không thể nói đội này mạnh hay yếu, mà chỉ mong thực tế trên sân cho thấy họ là đội bóng mà chúng ta sẽ có một trận đấu có chất lượng.
Tiếp theo là Malaysia, đây chắc chắn là đối thủ khó chơi của ĐTVN. Trong một hoàn cảnh khác, ở một thời điểm khác, có thể trận đấu giữa Việt Nam và Malaysia rất bổ ích.
Nhưng vấn đề là Malaysia gặp ĐTVN quá cận ngày khai mạc AFF Cup 2014 (chỉ 6 ngày trước giờ bóng lăn), nên khả năng đội này dùng đội hình mạnh nhất để đá với ĐTVN vẫn là câu hỏi lớn?
Trong trường hợp họ dùng đội hình mạnh nhất, chẳng lẽ họ không ngại cầu thủ của họ sẽ dính chấn thương, không còn thời gian để kịp hồi phục trước khi đá AFF Cup hay sao?
Kim Điền