Thủ môn
Chow Chee Keong (Malaysia)
Ông sinh năm 1948 tại Malaysia trong gia đình gốc Hoa. Sau đó, ông chuyển tới Anh định cư và từng lọt vào tầm ngắm của CLB West Ham. Trong khoảng thời gian từ năm 1966 đến 1970, ông đã 5 năm liên tiếp giành giải thủ mon xuất sắc nhất Đông Nam Á. Sau đó, ông sang HongKong thi đấu (nơi có giải VĐQG duy nhất ở Đông Á). Ông từng được cho là một trong những thủ môn xuất sắc nhất thế kỷ 20.
Hậu vệ
Niweat Siriwong (Thái Lan)
Niweat Siriwong là cựu danh thủ Thái Lan trong thời gian từ năm 1998-2012. Anh có tới 107 lần khoác áo đội tuyển Thái Lan trong quá khứ. Anh từng năm trong thế hệ vàng của đội tuyển Thái Lan giành chức vô địch AFF Cup 2000. Bên cạnh đó là 3 lần tham dự Asian Cup 2000, 2004 và 2007. Thời còn thi đấu, Niweat Siriwong được xem là hậu vệ phải hay nhất Đông Nam Á ở thế hệ của mình.
Daniel Bennett (Singapore)
Daniel Bennett là người Anh nhưng theo gia đình sang Singapore định cư từ nhỏ. Anh từng có thời gian khoác áo CLB Wrexham, trước khi về Singapore thi đấu. Năm 2002, Daniel Bennett được lên tuyển Singapore và là lứa cầu thủ nhập tịch đầu tiên ở quốc đảo này. Trung vệ này là nhân tố vô cùng quan trọng giúp Singapore vô địch AFF Cup 3 lần vào các năm 2004, 2007, 2012. Daniel Bennett cũng đang giữ kỷ lục là cầu thủ ra sân nhiều nhất cho đội tuyển Singapore với 142 lần.
Win Nyunt Myo (Myanmar)
Win Nyunt Myo là huyền thoại vĩ đại nhất lịch sử bóng đá Myanmar. Ông thi đấu cho đội tuyển Miến Điện (tên cũ của nước Myanmar) từ năm 1967 đến 1977. Ở thời điểm ấy, Miến Điện là cường quốc bóng đá của Đông Nam Á. Ông từng cùng đội Miến Điện tham dự Olympic 1972 và từng vô địch Cúp Tổng thống ở Hàn Quốc cùng năm.
Dusit Chalermsan (Thái Lan)
Dusit Chalermsan là hậu vệ trái hay nhất lịch sử bóng đá Đông Nam Á. Anh là thành viên xuất sắc của thế hệ vàng Thái Lan 3 lần vô địch AFF Cup vào các năm 1996, 2000 và 2002. Dusit Chalermsan từng có thời gian thi đấu ở Việt Nam trong màu áo CLB HAGL. Hiện tại, Dusit Chalermsan là HLV của BG Pathum United đang thống trị giải VĐQG Thái Lan.
Tiền vệ
Achmad Nawir (Đông Ấn Hà Lan/Indonesia)
Cho tới nay, đội tuyển Đông Ấn Hà Lan là đội tuyển duy nhất ở khu vực Đông Nam Á tham dự World Cup (1938). Achmad Nawir là một bác sĩ và chỉ chơi bóng nghiệp dư nhưng là tiền vệ dẫn dắt lối chơi cực tốt của đội Đông Ấn Hà Lan.
Therdsak Chaiman (Thái Lan)
Therdsak Chaiman là một trong những tiền vệ hay nhất mà bóng đá Đông Nam Á từng sản sinh ra. Anh chính là nhạc trưởng giúp BEC Tero Sasana lọt vào chung kết cúp C1 châu Á ở mùa giải 2002/03. Ở giải đấu ấy, Therdsak Chaiman đã nhận danh hiệu Cầu thủ hay nhất giải đấu. Therdsak Chaiman còn giúp đội tuyển Thái Lan vô địch AFF Cup 2 lần (2002, 2004) và nhận giải cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu năm 2020.
Suk Bahadur (Myanmar)
Suk Bahadur đã giúp đội tuyển Miến Điện 2 lần giành huy chương vàng Asian Games vào các năm 1966, 1970 (cùng vô địch với Hàn Quốc) và 3 lần vô địch Đại hội thể thao Đông Nam Á (nay là SEA Games) vào các năm 1965, 1967 và 1969.
Fandi Ahmad (Singapore)
Fandi Ahmad là cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Singapore. Ông từng chuyển sang châu Âu thi đấu cho CLB Groningen và là cầu thủ Đông Nam Á hiếm hoi thành công ở trời Âu. Trong quá khứ, Fandi Ahmad từng khoác áo đội tuyển Singapore từ năm 1979-1997. Ông ra sân 101 lần và ghi 55 bàn.
Tiền đạo
Kiatisuk Senamuang (Thái Lan)
Kiatisuk Senamuang là tiền đạo hay nhất trong lịch sử bóng đá Đông Nam Á. Thời kỳ đỉnh cao phong độ "Zico Thái" đã khiến mọi hàng thủ khiếp sợ. Ông từng cùng đội tuyển Thái Lan 3 lần vô địch AFF Cup vào các năm 1996, 2000, 2002. Kiatisuk từng sang Anh thi đấu cho Huddersfield Town ở mùa giải 1999/2000.
Paulino Alcántara Riestrá (Philippines)
Paulino là cầu thủ Philippines (thậm chí là châu Á) thành công nhất từ trước tới nay. Ông từng nắm giữ kỷ lục ghi bàn ở CLB Barcelona trước khi bị Messi xô đổ. Trong sự nghiệp, Paulinho khoác áo 3 đội tuyển (Catalonia, Philippines và Tây Ban Nha).