1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Xem Triều Tiên nã tên lửa máy bay trinh sát Mỹ

Ngày 26/8/1981, khi Bình Nhưỡng đang tổ chức tập trận phòng ngừa bị xâm lược, một trong những máy bay trinh sát của Mỹ đã được cử tới để do thám Triều Tiên.

Theo Business Insider, Mỹ muốn thu thập thông tin tình báo về các địa điểm tên lửa của Triều Tiên. Và SR-71 Blackbird là máy bay thường được lựa chọn.

Những gì khiến cho sứ mệnh ngày 26/8/1981 của "Hắc điểu" Mỹ trở nên đặc biệt là việc nó trở thành mục tiêu của tên lửa Triều Tiên khi đang bay qua Khu phi quân sự (DMZ).

Maury Rosenberg và Ed McKinn đang thực hiện nhiệm vụ thì nhìn thấy khói phun ra từ một tên lửa. Rosenberg đã bình tĩnh đổi hướng bay sang phải để tránh. May mắn là tên lửa không bám theo máy bay mà tiếp tục quỹ đạo cũ lao thẳng lên cao.

Sau đó, Rosenberg và McKinn chứng kiến tên lửa nổ tung cách xa khoảng 2km. Khoảng cách này có vẻ an toàn nhưng nếu tính theo tốc độ bay thì nó chỉ nổ cách máy bay 2 giây.

Nhờ tốc độ nhanh mà SR-71 Blackbird và tổ lái đã thoát nạn.


SR-71 (Ảnh: ExpertInfantry / Flickr)

SR-71 (Ảnh: ExpertInfantry / Flickr)

Trước sự phát triển của SR-71, Liên Xô đã chế tạo MiG-25 Foxbat để đối phó với cả máy bay trinh sát này và máy bay ném bom B-70 Valkyrie. Dẫu vậy, Foxbat cũng không thể ngăn được SR-71 bay tới nơi nào nó muốn.

Vậy vũ khí nào có thể chặn được SR-71?. Theo Business Insider, đó chính là các khoản cắt giảm ngân sách khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Nhưng từng có khoảng thời gian 5 năm SR-71 trở lại vào thập niên 1990 trước khi buộc phải rời khỏi bầu trời.

Đến nay, SR-71 đã trở thành huyền thoại của Không lực Mỹ và được cho là vẫn chưa có đối thủ xứng tầm.

Theo Thanh Hảo

Vietnamnet

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm