1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Việt Nam xếp hạng 45 về chỉ số hòa bình toàn cầu

(Dân trí) - Việt Nam đứng thứ 45 trong bảng xếp hạng về mức độ hòa bình toàn cầu gồm 162 quốc gia và vùng lãnh thổ do Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) có trụ sở tại Sydney, Úc công bố.

Chỉ số hòa bình được xếp hạng đối với 162 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới.

Chỉ số hòa bình được xếp hạng đối với 162 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới.
 
Chỉ số hòa bình toàn cầu (GPI) được IEP công bố thường niên kể từ năm 2007 như một thước đo về hòa bình của các quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới.

Bảng xếp hạng được xây dựng trên cơ sở 23 tiêu chí khác nhau từ mức độ tội phạm bạo lực và chi tiêu quân sự tới mối quan hệ với các nước láng giềng và tôn trọng nhân quyền.

Năm nay, với cuộc khủng hoảng tại Gaza, sự lớn mạnh của các phiến quân Hồi giáo tại Iraq và Syria, và cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn tại Ukraine, đôi khi có cảm giác như cả thế giới đang lâm vào chiến tranh.

Nhưng các chuyên gia tin rằng đây thực sự là khuynh hướng toàn cầu và mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn, theo IEP.

IEP cho hay trong số 162 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới được IEP khảo sát, chỉ có 11 quốc gia không vướng vào xung đột theo dạng này hay dạng khác.
 
Chỉ số GPI 2014 cũng cho thấy thế giới nói chung đã trở nên ít hòa bình hơn hàng năm kể từ năm 2007, khi GPI lần đầu tiên được công bố.

Theo bảng xếp hạng GPI 2014, quốc gia được đánh giá hòa bình nhất là Iceland, tiếp đến là Đan Mạch, Áo, New Zealand và Thụy Sĩ.

Syria là nước bạo loạn nhất trên thế giới, đứng ở vị trí 162 cuối bảng. Cùng đứng ở các vị trí gần cuối bảng còn có Afghansitan, Nam Sudan, Iraq, Somalia.

Theo bảng xếp hạng, Việt Nam xếp thứ 45/162 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ số hòa bình. Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam xếp thứ 9.

10 quốc gia hòa bình nhất thế giới

1. Iceland
2. Đan Mạch
3. Áo
4. New Zealand
5. Thụy Sĩ
6. Phần Lan
7. Canada
8. Nhật Bản
9. Bỉ
10. Na Uy

10 quốc gia bạo loạn nhất thế giới

1. Syria
2. Afghansitan
3. Nam Sudan
4. Iraq
5. Somalia
6. Sudan
7. Cộng hòa Trung Phi
8. Cộng hòa Congo
9. Pakistan
10. Triều Tiên

An Bình
Theo Independen, IEPt