Vì sao Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi đắp đảo ở Biển Đông?
(Dân trí) - Cách tiếp cận của Trung Quốc thường dịch chuyển theo vòng tròn, từ kiên quyết đòi hỏi chủ quyền đến làm an lòng đối tác, trước khi về lại với các yêu sách. Bắc Kinh thường cố cân bằng hai yếu tố trên.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều tàu Trung Quốc đang nạo hút cát tại đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: AFP)
Chiến thuật nước đôi?
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 16/6 tuyên bố việc bồi đắp các đảo ở Biển Đông sẽ sớm kết thúc. “Theo như kế hoạch, dự án cải tạo đất các công trình xây dựng của Trung Quốc trên một số đảo và đá ngầm thuộc quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) sẽ hoàn tất trong những ngày tới.”
Trung Quốc có động thái này sau khi Mỹ tiếp tục gây sức ép yêu cầu dừng các dự án xây dựng ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter mới đây đã nhấn mạnh trong phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore: “Các bên cần dừng ngay lập tức và lâu dài việc cải tạo đất.”
Tuy nhiên phía Trung Quốc vẫn không chấp thuận. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Xuân Oánh sau đó biện bạch rằng: “Việc xây dựng của Trung Quốc trên một số bãi đá thuộc quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là hoàn toàn thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Việc đó hoàn toàn hợp pháp, hợp lý, đúng đắn, không ảnh hưởng và nhằm vào bất kỳ nước nào khác.”
Chính quyền Bắc Kinh thể hiện rõ ràng rằng họ không nhân nhượng trước sức ép từ bất kỳ nước "có tranh chấp" nào từ ASEAN, hoặc kể cả Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 16/6 tuyên bố việc bồi đắp các đảo ở Biển Đông sẽ sớm kết thúc. “Theo như kế hoạch, dự án cải tạo đất các công trình xây dựng của Trung Quốc trên một số đảo và đá ngầm thuộc quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) sẽ hoàn tất trong những ngày tới.”
Trung Quốc có động thái này sau khi Mỹ tiếp tục gây sức ép yêu cầu dừng các dự án xây dựng ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter mới đây đã nhấn mạnh trong phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore: “Các bên cần dừng ngay lập tức và lâu dài việc cải tạo đất.”
Tuy nhiên phía Trung Quốc vẫn không chấp thuận. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Xuân Oánh sau đó biện bạch rằng: “Việc xây dựng của Trung Quốc trên một số bãi đá thuộc quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là hoàn toàn thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Việc đó hoàn toàn hợp pháp, hợp lý, đúng đắn, không ảnh hưởng và nhằm vào bất kỳ nước nào khác.”
Chính quyền Bắc Kinh thể hiện rõ ràng rằng họ không nhân nhượng trước sức ép từ bất kỳ nước "có tranh chấp" nào từ ASEAN, hoặc kể cả Mỹ.
Người phát ngôn Lục Khảng cũng bảo vệ việc cải tạo đất theo đúng “kiểu Trung Quốc”, bằng cách lớn tiếng đòi chủ quyền với toàn bộ quần đảo Trường Sa. Theo lý lẽ của ông Lục, “chủ quyền” nêu trên gắn với việc xây dựng trên các bãi đá Trường Sa, và rằng việc bồi đắp của Trung Quốc không nhằm vào bất kỳ nước nào và không ảnh hưởng đến tự do hàng hải hoặc hàng không tại đây (?)
Ông Lục còn ngang ngược nói thêm rằng việc nâng cấp các cơ sở hiện có chủ yếu nhằm vào mục đích dân sự, bao gồm nghiên cứu đại dương, tìm kiếm cứu hộ và an ninh hàng hải. Và việc xây dựng sẽ kết thúc vì nó sẽ “hoàn thành”, chứ không phải vì Trung Quốc từ bỏ dự án (?)
Lý do Bắc Kinh tuyên bố ngừng bồi đắp
Hình ảnh cho thấy Trung Quốc bồi đắp trái phép đá Chữ Thập của Việt Nam. (Ảnh: Rappler)
Có nhiều lý do giải thích tại sao Trung Quốc tuyên bố ngừng cải tạo dù có thể chỉ là tạm hoãn dự án vào thời điểm này.
Lý do đầu tiên có thể là vì đã bắt đầu mùa mưa bão ở Biển Đông, vì vấn đề hậu cần nên Bắc Kinh muốn việc xây cất hoàn thành sớm trong mùa hè để tránh những cơn bão lớn.
Cũng có yếu tố chính trị khiến tuyên bố ngừng xây dựng này có vai trò quan trọng. Vụ kiện ra tòa án quốc tế của Philippines liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông sẽ bắt đầu phiên tranh tụng trong tháng tới. Cho dù Trung Quốc khăng khăng từ chối tham gia và phủ nhận mọi phán quyết có thể của tòa án, thì Bắc Kinh vẫn thấy cần thận trọng, tránh bước đi khiêu khích trong lúc tòa đang phán quyết đơn kiện của Manila.
Thêm nữa, quan hệ Trung - Mỹ đã phát triển mạnh hơn nhờ phần lớn ở vấn đề Biển Đông. Trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Mỹ vào tháng 9 tới đây, hai bên chắc chắn sẽ cần những động lực tích cực, mà tốt nhất là trước phiên Đối thoại Kinh tế và Chiến lược tổ chức cuối tháng này ở Washington D.C.
Về trung hạn, Mỹ sẽ sớm bước vào bầu cử Tổng thống năm 2016 và Trung Quốc hẳn là không muốn hành động của mình ở Biển Đông sẽ trở thành điểm chính trong tranh luận của các ứng cử viên. Về hình thức, Trung Quốc vẫn kiên quyết cho rằng sức ép của Mỹ không ảnh hưởng gì đến quyết định của Bắc Kinh, nhưng phát biểu lo ngại của các quan chức Nhà Trắng cũng khiến mọi người hoài nghi liệu Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục vô thời hạn các dự án của họ?
Xét theo quan điểm chung nhất là Trung Quốc có thể quyết định rằng việc chấm dứt bồi đắp đảo là phù hợp với lợi ích chính sách đối ngoại của nước này. Khi các dự án hoàn thành, Bắc Kinh sẽ chuyển sang kiểm soát rủi ro trong quan hệ với các nước Đông Nam Á. Mối quan hệ này là rất quan trọng để thúc đẩy chiến lược chính sách đối ngoại vòng cung của Trung Quốc, Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa trên biển.
Học giả Trung Quốc Xue Li mới đây đã giải thích: “Để thực hiện chiến lược OBOR (Một vành đai, một con đường), không chắc Trung Quốc có thể tránh được các vấn đề nổi lên do tranh chấp. Như vậy, điều cần thiết với Bắc Kinh là điều chỉnh chính sách và chiến lược Biển Đông của mình.”
Cũng có yếu tố chính trị khiến tuyên bố ngừng xây dựng này có vai trò quan trọng. Vụ kiện ra tòa án quốc tế của Philippines liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông sẽ bắt đầu phiên tranh tụng trong tháng tới. Cho dù Trung Quốc khăng khăng từ chối tham gia và phủ nhận mọi phán quyết có thể của tòa án, thì Bắc Kinh vẫn thấy cần thận trọng, tránh bước đi khiêu khích trong lúc tòa đang phán quyết đơn kiện của Manila.
Thêm nữa, quan hệ Trung - Mỹ đã phát triển mạnh hơn nhờ phần lớn ở vấn đề Biển Đông. Trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Mỹ vào tháng 9 tới đây, hai bên chắc chắn sẽ cần những động lực tích cực, mà tốt nhất là trước phiên Đối thoại Kinh tế và Chiến lược tổ chức cuối tháng này ở Washington D.C.
Về trung hạn, Mỹ sẽ sớm bước vào bầu cử Tổng thống năm 2016 và Trung Quốc hẳn là không muốn hành động của mình ở Biển Đông sẽ trở thành điểm chính trong tranh luận của các ứng cử viên. Về hình thức, Trung Quốc vẫn kiên quyết cho rằng sức ép của Mỹ không ảnh hưởng gì đến quyết định của Bắc Kinh, nhưng phát biểu lo ngại của các quan chức Nhà Trắng cũng khiến mọi người hoài nghi liệu Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục vô thời hạn các dự án của họ?
Xét theo quan điểm chung nhất là Trung Quốc có thể quyết định rằng việc chấm dứt bồi đắp đảo là phù hợp với lợi ích chính sách đối ngoại của nước này. Khi các dự án hoàn thành, Bắc Kinh sẽ chuyển sang kiểm soát rủi ro trong quan hệ với các nước Đông Nam Á. Mối quan hệ này là rất quan trọng để thúc đẩy chiến lược chính sách đối ngoại vòng cung của Trung Quốc, Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa trên biển.
Học giả Trung Quốc Xue Li mới đây đã giải thích: “Để thực hiện chiến lược OBOR (Một vành đai, một con đường), không chắc Trung Quốc có thể tránh được các vấn đề nổi lên do tranh chấp. Như vậy, điều cần thiết với Bắc Kinh là điều chỉnh chính sách và chiến lược Biển Đông của mình.”
Công khai tuyên bố kết thúc cải tạo đất giống như “cành ô liu”... tặng cho ASEAN, mở hy vọng tham gia vào dự án “Vành đai và Con đường.”
Bản chất không thay đổi
Cần nói rõ là sau khi việc cải tạo hoàn tất (dù Bắc Kinh chưa nêu đích xác thời hạn), thì Trung Quốc đã có chính xác những gì nước này muốn là xây dựng nhà hoặc cơ sở đã được nâng cấp tại các đảo nhân tạo, giúp củng cố năng lực của Bắc Kinh để vận hành hoạt động tại Biển Đông.
Vụ giàn khoan HD-981 năm 2014 là một ví dục điển hình cho chiến lược trên. Trung Quốc chỉ rút giàn khoan sau khi nó đã hoàn thành công việc và đạt đến thời hạn nước này chỉ định. Bắc Kinh đã chấp chới đi giữa ranh giới mà không làm đổ vỡ các mối quan hệ.
Điều này có nghĩa cách tiếp cận của Trung Quốc thường dịch chuyển theo vòng tròn, từ kiên quyết đòi hỏi chủ quyền đến làm an lòng đối tác trước khi về lại với các yêu sách. Bắc Kinh thường cố cân bằng hai yếu tố trên.
Nếu đúng thì dường như chính sách của Bắc Kinh đang đến chu kỳ “làm an lòng”, mà lần gần đây nhất là vào năm 2013 khi ông Tập Cận Bình lần đầu nói về Con đường Tơ lụa trên biển.
Bản chất không thay đổi
Cần nói rõ là sau khi việc cải tạo hoàn tất (dù Bắc Kinh chưa nêu đích xác thời hạn), thì Trung Quốc đã có chính xác những gì nước này muốn là xây dựng nhà hoặc cơ sở đã được nâng cấp tại các đảo nhân tạo, giúp củng cố năng lực của Bắc Kinh để vận hành hoạt động tại Biển Đông.
Vụ giàn khoan HD-981 năm 2014 là một ví dục điển hình cho chiến lược trên. Trung Quốc chỉ rút giàn khoan sau khi nó đã hoàn thành công việc và đạt đến thời hạn nước này chỉ định. Bắc Kinh đã chấp chới đi giữa ranh giới mà không làm đổ vỡ các mối quan hệ.
Điều này có nghĩa cách tiếp cận của Trung Quốc thường dịch chuyển theo vòng tròn, từ kiên quyết đòi hỏi chủ quyền đến làm an lòng đối tác trước khi về lại với các yêu sách. Bắc Kinh thường cố cân bằng hai yếu tố trên.
Nếu đúng thì dường như chính sách của Bắc Kinh đang đến chu kỳ “làm an lòng”, mà lần gần đây nhất là vào năm 2013 khi ông Tập Cận Bình lần đầu nói về Con đường Tơ lụa trên biển.
Tuy nhiên, khi các mối quan hệ trong khu vực đủ ổn định, Bắc Kinh có thể lại quyết định rằng các căn cứ quân sự cần được nâng cấp và lại bắt đầu vòng tròn chính sách mới (?)
Hoài My
Theo Diplomat
Theo Diplomat