1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Vì sao thẩm phán liên bang chặn được lệnh của Trump?

Thẩm phán liên bang Mỹ James Robart, ngày 3/2, đã tạm đình chỉ sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump cấm công dân 7 nước có đa số dân Hồi giáo vào nước này.

Phán quyết của thẩm phán Robart được đưa ra sau khi bang Washington và bang Minnesota nộp đơn kiện chống sắc lệnh của ông Trump với lý do nó nhắm vào người Hồi giáo và vi hiến. Vì Robart là một thẩm phán liên bang nên phán quyết của ông có hiệu lực trên toàn quốc.

Thẩm phán James Robart. (Ảnh: NewstalkFlorida)
Thẩm phán James Robart. (Ảnh: NewstalkFlorida)

Vậy vì sao một vị thẩm phán liên bang ở tòa cấp thấp lại chặn được sắc lệnh của Tổng thống Mỹ?

Nhà nước Mỹ được thiết kế theo mô hình: Quốc hội nắm quyền lập pháp, Tổng thống nắm quyền hành pháp, Tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới nắm quyền tư pháp.

Mô hình này đảm bảo một hệ thống kiểm soát và cân bằng, với mỗi nhánh có thể hạn chế quyền lực của nhánh kia để không một bên nào trở nên quá mạnh.

Hệ thống tòa án liên bang Mỹ có ba cấp độ gồm tòa án địa phương (tòa sơ thẩm), tòa án khu vực (cấp phúc thẩm thứ nhất) và tòa án tối cao (cấp phúc thẩm cao nhất). Các tòa này có quyền thẩm định một đạo luật hoặc một quy định nào đó của chính quyền xem nó có vi hiến hay xâm phạm quyền cá nhân của người dân hay không. Việc xem xét này thông qua các vụ kiện, tức là có người đâm đơn.

Tổ chức Tư pháp Mỹ có tổng cộng 94 đơn vị liên bang đặt trên khắp cả nước và 13 tòa phúc thẩm liên bang. James Robart thuộc một trong 94 tòa này, với chi nhánh tòa của ông đặt tại Seattle, bang Washington.

Robart được Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm làm thẩm phán liên bang năm 2004. Ông làm việc tại tòa quận Tây Washington. Tuy ở cấp thấp nhất nhưng đây vẫn là tòa liên bang nên quyết định của Robart có hiệu lực trên toàn quốc.

Trong trường hợp chính quyền Trump kháng cáo phán quyết của Robart, họ sẽ phải đưa đơn ở tòa phúc thẩm liên bang quản lý đơn vị của ông.

Theo Thanh Hảo

Vietnamnet