Vì sao Mỹ phải chùn tay trước Nga?
Bài bình luận của tổng thống Nga đăng trên báo New York Times hôm 11/9 đã lưu lại trong lòng người dân Mỹ rất nhiều dư âm tốt đẹp, nhưng nó cũng làm cho các nghị sĩ Mỹ và Nhà Trắng nổi giận.
Sự già rơ đã khiến ông Putin chiến thắng ông Oabama trong ván cờ ngoại giao Trung Đông, làm giảm uy tín của Mỹ và cá nhân ông Obama, đồng thời nâng cao vị thế của Nga và tầm ảnh hưởng của ông Putin trên trường quốc tế. Đối với đất nước có tổng GDP bằng 1/7 của Mỹ (2.000 tỷ/15.000 tỷ) thì đó là một điều phi thường. Nhưng vì sao Nga lại không sợ Mỹ?
New York Times chỉ ra, thực lực tổng hợp của một quốc gia được quyết định bởi 2 lĩnh vực. Một là tiềm lực quân sự của họ mạnh hay không mạnh, hai là họ có những nhược điểm gì? Ngoài thực lực quân sự và nền tảng công nghệ tương đối mạnh mẽ, Nga kém Mỹ về cả trình độ công nghiệp hóa và thông tin hóa. Nhưng Nga có điểm mạnh hơn so với Mỹ là họ có rất ít điểm yếu, trong khi Mỹ lại có khá nhiều.
Nền kinh tế Nga rất ít phụ thuộc vào tổng thể nền kinh tế thế giới, cũng không hề bị ảnh hưởng bởi nguồn cung năng lượng và nguyên, vật liệu nước ngoài. Vì vậy các thế lực ngoại lai không có khả năng đe dọa đến hoạch định chiến lược của Nga, khiến Nga có thể “chọc ngoáy” vào bất cứ “tổ kiến lửa” nào mà không sợ bị nó đốt.
Cuộc khủng hoảng Syria đã chỉ ra rằng, Nga chính là “Kẻ cân bằng vĩ đại” của thế giới. Moscow đã tối đa hóa tiềm lực quốc nội, bành trướng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, đóng một vai trò quan trọng trên trường quốc tế, lớn hơn so với thực lực của chính họ, tiếp nối truyền thống “ngoại giao lợi ích” kế thừa từ thời liên bang Xô Viết.
Sức mạnh của Nga không chỉ nằm ở trang bị, vũ khí
Nước Nga đất rộng người đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú, năng lượng dồi dào, nhưng quan hệ dân tộc phức tạp, quan hệ với các quốc gia thuộc Liên Xô cũ cũng nhiều rắc rối. Trong giải quyết các sự vụ quốc tế họ cần phải có những hành động tích cực, thậm chí là cứng rắn để dằn mặt những kẻ xâm phạm hoặc tranh đoạt lợi ích của họ.
Hiện nay, các cường quốc truyền thống, tiêu biểu là Mỹ đang thời suy yếu, các thế lực mới nổi như Trung Quốc chưa đủ tầm ảnh hưởng, đây chính là lúc Nga ráo riết khôi phục lại tiềm lực và tầm ảnh hưởng trên thế giới. Tuy nhiên, nguyện vọng này của Nga vô hại, thậm chí còn mang lại sự cân bằng trong cán cân toàn cầu, xóa bỏ thực trạng đơn cực trong giải quyết các sự vụ quốc tế.
Newk York Times phân tích: “Tất cả mọi người đều bình đẳng, đây chính tiền đề cơ bản trong tư tưởng chính trị của các nước phương Tây và cũng là một trong những giáo lý cơ bản của Kitô giáo, chiếm vai trò chủ đạo trong hệ tư tưởng của nước Mỹ. Nhưng luận thuyết “nước Mỹ đặc biệt” đã khiến người Mỹ ảo tưởng về sự đặc biệt của mình và không biết lắng nghe tiếng nói từ “phần còn lại của thế giới”.
Bài viết nhấn mạnh, đây cũng là điểm nhấn để ông Putin tấn công vào tư tưởng nước Mỹ. Bài viết của Tổng thống Nga trên bản báo tuy gặp phải sự chỉ trích dữ dội của các Nghị sĩ và quan chức chính phủ Mỹ nhưng lại là một giá trị được cả thế giới hoan nghênh. Những phản ứng tiêu cực và chỉ trích ông Putin đã chứng tỏ một điều, xã hội Mỹ thiếu sự tự tôn và độ lượng để có thể tiếp nhận những tư tưởng trái ngược với mình”.
Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô/New York Times