1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Vấn đề Crimea: Giới chính trị phương Tây đang ủng hộ Nga?

Giới chính trị tại Đức ngày càng ủng hộ Moscow trong vấn đề Crimea được xem là sự nhìn nhận một thực tế không thể thay đổi...

Giới chính trị Đức ngày càng đứng về phía Nga trong vấn đề Crimea

Hãng truyền thông DW Akademie của Đức ngày 19/8 đưa tin, ông Alexander Gauland, Phó Chủ tịch đảng Sự lựa chọn cho nước Đức (AfD) - người sẽ dẫn dắt AfD trong cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới tại Đức - đã lên tiếng yêu cầu Chính phủ Đức nên thừa nhận việc Crimea tái hoà nhập vào nước Nga.

Theo ông Gauland, việc tái sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước Nga đã diễn ra theo một quy trình dân chủ, khi người dân bán đảo này đã thể hiện ý nguyện qua một cuộc trưng cầu dân ý. Vì vậy, vấn đề không thể đảo ngược.

“Crimea sẽ không bao giờ thuộc về Ukraine một lần nữa. Các biện pháp trừng phạt sẽ không thể buộc Nga từ bỏ bán đảo này. Vì vậy, Đức cần phải nhìn nhận Crimea là một phần không thể tách rời của nước Nga”, ông Gauland quả quyết.


Ông Alexander Gauland, Phó Chủ tịch AfD

Ông Alexander Gauland, Phó Chủ tịch AfD

Trước đó, ngày 5/8, Tổng thư ký đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP), ông Christian Lindner cũng cho rằng đã đến lúc Đức và Châu Âu phải chấp nhận việc Nga tái sáp nhập bán đảo Crimea vào nước Nga như một "thoả thuận tạm thời vĩnh viễn".

Theo ông Lindner, dựa trên tầm quan trọng của mối quan hệ tốt đẹp giữa Nga với Đức và EU, Berlin cần phải "đóng gói" vấn đề Crimea lại, để đổi lấy chính sách thân thiện của Moscow.

Ý kiến của Tổng thư ký đảng Dân chủ Tự do Đức đã nhận được sự ủng hộ của Điều phối viên chính sách với Nga của nhà nước Đức, ông Gernot Erler, một thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD).

Ông Erler cho biết, châu Âu đã đồng ý tập trung vào việc chấm dứt bạo lực ở miền đông Ukraine trước khi đề cập đến vấn đề Crimea trong một tiến trình chính trị sau này, theo tường thuật của Funke Mediengruppe

Như vậy, cả ông Gauland, ông Lindner và ông Erler đều ủng hộ Berlin cải thiện quan hệ với Moscow, thay đổi quan điểm về việc Nga tái sáp nhập Crimea, để giảm bớt rào cản đối với an ninh và lợi ích kinh tế của Đức và châu Âu.

Một cách tìm kiếm chiến thắng chính trị hay ghi nhận sự thật không thể chối bỏ?

Trước việc cách chính trị gia Đức ủng hộ Moscow trong vấn đề tái sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước Nga, đã có nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là quan điểm của một vài cá nhân chứ không đại diện cho một xu hướng chính trị nào.

Tuy nhiên, ông Gauland là Phó chủ tịch AfD, còn ông Lindner là Tổng thư ký FDP và việc ủng hộ Moscow trong vấn đề Crimea là một trong những nội dung trong chương trình tranh cử của AfD và FDP trong cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới tại Đức.

Đặc biệt ông Gernot Erler, Điều phối viên chính sách với Nga của nhà nước Đức, là một thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) - đang được xem là đối tác tiềm năng giúp cho Thủ tướng Angela Merkel có thể tái nhiệm nhiệm kỳ 4.

Điều đó cho thấy việc công nhận Crimea thuộc về Nga là thể hiện của một xu thế chính trị tại Đức, chứ không chỉ là quan điểm của một vài chính trị gia theo quan điểm cực hữu, vốn xem “hiện tượng Putin” là nguồn cảm hứng cho hoạt động của mình.

Một luồng quan điểm khác thì lại cho rằng, việc thể hiện quan điểm thân Nga của giới chính trị theo chủ nghĩa dân tộc tại Đức chỉ là một cách tìm kiếm sự ủng hộ của lực lượng cử tri Đức gốc Nga, mà theo số liệu chính thức là khoảng 2,5 triệu cử tri.

Còn nhớ, ngày 27/4/2016, báo Der Speigel của Đức đã bình luận rằng, đảng AfD được cho là đã tạo điều kiện cho nhóm đảng viên trẻ trong AfD hình thành một liên minh với phong trào thanh niên trong đảng chính trị của Tổng thống Putin, qua đó kêu gọi sự ủng hộ của cử tri Đức gốc Nga.


Tái sáp nhập Crimea vào lãnh thổ nước Nga không phải là chia cắt Ukraine

Tái sáp nhập Crimea vào lãnh thổ nước Nga không phải là chia cắt Ukraine

“AfD đã thiết lập một mạng lưới trong đảng với tên gọi "Russlanddeutsche". Chiến lược này đã mang lại nhiều hiệu quả. Khi AfD giành được 42% phiếu bầu ở bang Baden-Württemberg và 52% phiếu bầu ở Villingen-Schwenningen, trong các cuộc bầu cử Hội đồng địa phương, trong khi hai nơi này có số nhiều cử tri Đức gốc Nga".

Tuy nhiên, theo giới phân tích, đây không hẳn là chủ trương của các đảng cánh hữu tại Đức trong thời điểm hiện nay. Bởi lẽ, sau các cuộc bầu cử tại Hà Lan và Pháp thì các đảng thân Nga đều không giành chiến thắng, ngay cả khi lãnh tụ đảng Mặt trận Quốc gia Pháp Marine Le Pen sang thăm Nga ngay trước thềm bầu cử.

Ngoài ra, còn một luồng quan điểm thứ ba thì lại cho rằng, những đảng cực hữu Đức hướng về Nga, tìm cách phá vỡ thế cô lập giúp Nga là nhằm tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính của Moscow cho hoạt động tranh cử của đảng mình.

Theo Der Speigel, năm 2016, ông Marcus Pretzell, một thành viên cao cấp của AfD đồng thời cũng là một thành viên của Nghị viện Châu Âu, đã tham gia Diễn đàn Kinh tế Quốc tế được Chính phủ Nga tổ chức tại một khu nghỉ mát trên bán đảo Crimea.

Ông Pretzell đã bị chỉ trích nặng nề. Mặc dù vậy, ông vẫn khẳng định xây dựng một mối quan hệ kinh tế tốt với Nga thực ra là giúp làm gia tăng lợi ích cho người Đức và kêu gọi các biện pháp trừng phạt Nga của phương nên được bãi bỏ ngay lập tức.

Khi đó giới chính trị phương Tây cho rằng AfD thể hiện quan cực đoan với chính phủ Đức là nhằm tìm kiếm nguồn tài trợ từ Kremlin, song qua điều tra thì “không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy AfD nhận được hỗ trợ tài chính từ Moscow”, theo Der Speigel.

Như vậy, giới chính trị tại Đức ngày càng ủng hộ Moscow trong vấn đề Crimea được xem là sự nhìn nhận một thực tế không thể thay đổi, bởi sự thự việc tái sáp nhập Crimea vào nước Nga chỉ là tái hoà nhập giữa hai thực thể bị chia tách, chứ không phải là chia cắt lãnh thổ của Ukraine.

Theo Ngọc Việt

Báo Đất Việt