1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Ukraine phối hợp Gruzia thúc ép NATO: Sai lầm chiến lược

Nếu đi riêng rẽ thì cơ hội vào NATO có thể sớm hơn, song khi Kiev và Tbilisi kết hợp cùng nhau thì ngày vui của họ sẽ càng lùi xa...

Truyền thông quốc tế đưa tin, ngày 18/7, Tổng thống Gruzia Giorgi Margvelashvili và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đang ở thăm Gruzia đã nhất trí tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy tham vọng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU).

Phát biểu với báo giới, Tổng thống Gruzia Margvelashvili cho biết Tbilisi và Kiev đã nhất trí hợp tác đẩy mạnh Gruzia và Ukraine hội nhập vào không gian chung châu Âu và vào cấu trúc an ninh chung hai bờ Đại Tây Dương.

Hoà điệu cùng người đồng cấp, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng nhấn mạnh Ukraine và Gruzia sẽ phối hợp trong việc nhanh chóng tìm kiếm tư cách thành viên trong EU và NATO.


Tổng thống Gruzia Giorgi Margvelashvili và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko

Tổng thống Gruzia Giorgi Margvelashvili và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko

Hiện cả Gruzia và Ukraine đều coi việc gia nhập EU và NATO là mục tiêu chính lâu dài. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng triển vọng Gruzia và Ukraine có thể sớm gia nhập 1 trong 2 tổ chức trên - nhất là với NATO - là rất thấp.

Thực tế đó, một phần do phương Tây lo ngại động thái như vậy có thể làm gia tăng căng thẳng với Nga, một phần do hiệu ứng tiêu cực từ ngay trong sự phối hợp của hai người anh em cũ này.

Thứ nhất, cộng hưởng gánh nặng cho NATO. Có thể thấy rằng, sau đợt kết nạp tập thể cuối cùng các thành viên mới vào năm 2008, NATO đã thay đổi "Chiến lược Đông tiến" của mình.

Nguyên nhân được nhận diện là ”biên giới NATO” sau những lần mở rộng đã ngày càng quá gần với biên giới Nga, nên việc kết nạp cùng một lúc hai thành viên sẽ khiến Moscow phản ứng mạnh mẽ hơn rất nhiều việc kết nạp từng thành viên một.

Mặt khác, cả Ukraine và Gruzia đều là những ứng cử viên tiềm tàng “yếu về lực, kém về thế”, vì vậy việc tiếp nhận cùng một lúc cả hai quốc gia này sẽ khiến cho NATO cộng hưởng gánh nặng.

Còn nhớ cách đây 9 năm, ngày 3/4/2008, trong Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Bucharest, dù Tổng thống Mỹ George W.Bush rất cố gắng nhưng đã phải nhận thất bại ngoại giao cay đắng, khi các đồng minh NATO khước từ đề nghị của ông tiếp nhận Ukraina và Gruzia.

Khi đó, Đức và Pháp là hai thành viên công khai bày tỏ lập trường mạnh mẽ không ủng hộ Ukraina và Gruzia gia nhập vào NATO.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, ngay khi đặt chân đến thủ đô Bucharest của Romania, để dự Hội nghị NATO đã tuyên bố thẳng thừng: "Chúng tôi cho rằng hiện hãy còn quá sớm để trao tư cách thành viên cho hai nước nói trên", Reuters tường thuật.

Giới chuyên gia cho rằng việc Ukraine và Gruzia bị NATO từ chối kết nạp đợt tháng 4/2008 lý do lo ngại phản ứng tiêu cực từ Nga thì ít, mà lo ngại gánh nặng từ sự yếu kém của hai ứng viên tiềm tàng này thì nhiều. Qua thời gian tình hình dường như vẫn chưa được cải thiện.


NATO đã thay đổi chiến lược Đông tiến

NATO đã thay đổi chiến lược Đông tiến

Ukraine và Gruzia không những yếu kém về tiềm lực và trang thiết bị quân sự mà còn yếu kém về kỹ chiến thuật. Cuộc chiến tranh Nga – Gruzia năm 2008 và cuộc nội chiến Ukraine bùng nổ vào năm 2014 đã chứng minh quá rõ sự yếu kém của quân đội hai nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ này.

Điều đó có nghĩa tiếp nhận Ukraine và Gruzia, NATO phải bỏ chi phí "đại tu" rất nhiều mà lực của NATO hiện nay đã khác xưa rất nhiều, khi Washington liên tục doạ cắt giảm chi phí “bao cấp”, còn EU thì rục rịch việc thành lập quân đội riêng.

Tiếp nhận 1 trong 2 đã mệt mỏi với NATO, huồng hồ là tiếp nhận cùng một lúc cả 2. Do vậy, Brussels có thể sẽ treo ước vọng của Ukraine và Gruzia lâu hơn. Việc NATO chọn kết nạp thành viên tí hon Montenegro đã chứng tỏ điều đó.

Thứ hai, gây áp bất lợi cho việc lựa chọn của NATO. Việc Kiev và Tbilisi phối kết hợp trong mục tiêu gia nhập NATO khiến Brussels rơi vào thế bí khi lựa chọn kết nạp hai quốc gia này. Việc gạt Kiev chọn Tbilisi hoặc ngược lại đều khó cho Brussels.

NATO đều không muốn Ukraine và Gruzia rời vòng kiểm toả của mình, do vậy nếu chọn 1 kết nạp trước, 1 hứa hẹn sẽ kết nạp, điều đó có thể khiến ứng viên tiềm tàng được hứa hẹn có những dao động, thậm chí thay đổi lập trường với NATO.

Khi Ukraine và Gruzia có tính độc lập trong tiến trình tìm kiếm vị trí thành viên NATO thì Brussels có thể dễ dàng nắm giữ được cả hai quốc gia này và đảm bảo cả hai luôn nằm trong quỹ đạo của mình, dù có kết nạp trước sau.

Song khi Ukraine và Gruzia phối hợp với nhau trong mục tiêu này thì điều đó không dễ dàng nếu NATO thể hành xử khác biệt.

Sau chiến tranh Nga – Gruzia và sau khi nội chiến bùng nổ tại Ukraine, cả Tbilisi và Kiev đã để mất vào tay Moscow những miếng ngon mà NATO mong muốn, làm giảm ý nghĩa địa chính trị, đại chiến lược của Ukraine và Gruzia đối với NATO.

Thực tế đó khiến Brussels thay vì có thể chọn kết nạp từng quốc gia một, thì có thể sẽ lùi lại ý định để đến khi nào kết nạp cùng một lúc cà hai thành viên mà hiệu ứng bất lợi với NATO nằm ở mức thấp nhất.


 Ý nghĩa địa chiến lược của Gruzia và Ukraine với NATO đã giảm

Ý nghĩa địa chiến lược của Gruzia và Ukraine với NATO đã giảm

Như vậy, nếu đi hướng đi riêng rẽ của mình thì cơ hội vào NATO có thể sớm hơn, song khi Kiev và Tbilisi chọn kết hợp với nhau trong mục tiêu vào NATO đã khiến cơ hội của họ giảm đi, ngày vui của họ sẽ lùi xa chứ không phải như mong muốn của họ.

Ukraine và Gruzia có thể hợp tác trong nhiều lĩnh vực nhưng hợp tác trong tiến trình gia nhập NATO là một sự hợp tác không maang lại lợi ích cho đôi bên, giúp cho NATO thêm nhẹ gánh, khi chưa phải tính toán việc đón nhận Ukraine và Gruzia.

Không những vậy cả Tbilisi lẫn Kiev đều vẫn không thể thoát khỏi vòng kiểm toả của Brussels dù có thất vọng với giấc mơ xa như thề náo đi chăng nữa.

Theo Ngọc Việt

Báo Đất việt