1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Trung Quốc thuê 3 triệu héc-ta đất của Ukraine

(Dân trí) - Ukraine đã nhất trí cho một công ty của Trung Quốc thuê 3 triệu héc-ta đất trong thời hạn 50 năm để phục vụ dân số và nhu cầu ngày càng tăng của nước này.

Ukraine có diện tích đất nông nghiệp lớn.

Ukraine có diện tích đất nông nghiệp lớn.

Đó có thể là hợp đồng được gọi là "gom đất" lớn nhất cho tới nay, trong đó một quốc gia cho thuê hoặc bán đất cho một nước này, trong một khuynh hướng vốn được so sánh với "cuộc tranh giành đất ở châu Phi" thế kỷ 19 nhưng giờ đây đã lan tới các khu vực rộng lớn ở phía đông châu Âu.

Theo thỏa thuận kéo dài 50 năm, Trung Quốc sẽ thu khoảng 3 triệu héc-ta đất, chiếm 9% đất canh tác của Ukraine và tương đương diện tích của Bỉ hoặc bang Massachusetts (Mỹ). Nhưng ban đầu, chỉ 100.000 héc-ta được cho thuê.

Dự kiến, khu đất cho Trung Quốc thuê tại vùng Dnipropetrovsk ở phía đông Ukraine chủ yếu sẽ được dùng để trồng màu và nuôi lợn. Các sản phẩm sẽ được bán với giá ưu đãi cho các tập đoàn thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc, Tập đoàn xây dựng và sản xuất Tân Cương (XPCC) cho biết.

XPCC ngày 24/9 cho hay, hồi tháng 6 vừa rồi tập đoàn này đã ký thỏa thuận trị giá 2,7 tỷ USD với KSG Agro, một công ty nông nghiệp hàng đầu của Ukraine. Tuy nhiên, KSG Agro đã bác bỏ các thông tin nói rằng công ty đã bán đất cho người Trung Quốc, mà khẳng định chỉ thỏa thuận với Trung Quốc nhằm hiện đại hóa 3.000 héc-ta đất và "có thể dần mở rộng diện tích này trong tương lai".
 
Bất kỳ một thỏa thuận kiểu "gom đất" nào cũng có thể rất nhạy cảm về mặt chính trị. Hồi năm 2009, Madagascar đã buộc phải hủy một kế hoạch nhằm cho thuê 1,2 triệu héc-ta đất cho Hàn Quốc do làn sóng biểu tình phản đối "chủ nghĩa thực dân mới". Philippines cũng phản đối một kế hoạch đầu tư của Trung Quốc.
 
"Điều đó nhắc nhở chúng ta về quá trình thuộc địa dù không có mối quan hệ thuộc địa nào giữa 2 quốc gia liên quan", bà Christina Plank, đồng tác giả một báo cáo của Viện xuyên quốc gia (Transnational Institute - Hà Lan) về tình trạng "gom đất", nói.
 
Xu hướng gom đất khắp thế giới

Với dân số hiện thời là 1,36 tỷ người và dự đoán sẽ tăng lên 1,4 tỷ người vào năm 2050, Trung Quốc nằm trong số các quốc gia đứng đầu thế giới về thuê đất nông nghiệp ở nước ngoài tại châu Phi, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Nhưng thỏa thuận của XPCC có thể biến Ukraine trở thành trung tâm nông nghiệp lớn nhất của Trung Quốc ở nước ngoài.

Trung Quốc tiêu thụ khoảng 1/5 nguồn cung lương thực của thế giới, nhưng chỉ chiếm 9% đất nông nghiệp của thế giới do quá trình đô thị hóa nhanh chóng.

"Khi quá trình đô thị hóa tăng, việc tiêu thụ đã dẫn tới nhu cầu thực phẩm ngày càng cao và giá lương thực trong nước cao hơn giá thế giới. Vì vậy, Trung Quốc nhập khẩu lương thực ngày càng nhiều", Ding Li, một nhà nghiên cứu về nông nghiệp tại công ty tư vấn Anbound tại Bắc Kinh cho biết.

Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc, các quốc gia vùng Vịnh và các tập đoàn ở tây Âu cũng bắt đầu "ôm" đất, đặc biệt tại châu Phi, sau khi giá lương thực toàn cầu tăng vọt vào năm 2008.

Tuy nhiên, XPCC là tập đoàn đầu tiên giành thỏa thuận lớn như vậy tại lục địa châu Âu. Ukraine là quốc gia có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất ở châu Âu và từng được ví là "vựa lúa mì" của Liên Xô nhưng lại phát triển chậm kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

"Điều đặc biệt về Ukraine là còn rất nhiều đất và nhiều lương thực, vì vậy không có nguy cơ bị thiếu hụt. Họ đã xuất khẩu nhiều lương thực vì không tiêu thụ hết", bà Christina Plank nói.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động lo ngại rằng các thỏa thuận đất đai lớn sẽ khiến các nông dân nhỏ lẻ mất đất, gây thất nghiệp và cản trở sự phát triển nông thôn về mặt lâu dài.

Công ty Trung Quốc cho hay thương vụ Dnipropetrovsk mang lại lợi tích đáng kể cho khu vực. Phía Trung Quốc sẽ giúp xây dựng một tuyến đường cao tốc tại Crimea và một cây cầu bắc qua eo biển Kerch để nối Crimea với bán đảo Taman tại Nga.

Các phương pháp canh tác trong khu vực do Trung Quốc quản lý cũng được hiện đại hóa.

"Một mặt có thể thấy rằng thỏa thuận là có lợi vì bạn sẽ có các đổi mới về công nghệ và cách sản xuất hiệu quả hơn, nhưng sau đó bạn sẽ đặt đặt câu hỏi rằng "Liệu điều đó có bền vững hay không"?, bà Plank nói.

An Bình
Theo Telegraph