1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Trung Quốc sợ điều gì ở Biển Đông: Tử huyệt

Không ai dám đánh giá thấp sức mạnh quân sự Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng cái giá phải trả thì không thuộc quyết định của Trung Quốc...

Hai là, sức mạnh đang tăng lên của Việt Nam và khu vực

Nếu cho rằng, chiếm Biển Đông, gồm Hoàng Sa và Trường Sa để khống chế Việt Nam về mặt quân sự là đánh giá thấp khả năng quân sự của Trung Quốc. Do đó, chiếm Biển Đông, với Trung Quốc về ý nghĩa quân sự có vẻ như không tác động trực tiếp đến Việt Nam nhiều.

Nhưng về ý nghĩa chủ quyền là không thể chấp nhận với Việt Nam.

Trung Quốc chiếm Biển Đông, họ sẽ thực thi pháp luật của họ trong khu vực “đường chín đoạn” khiến Việt Nam mất chủ quyền biển đảo. Đây là nguyên nhân duy nhất buộc Việt Nam phải tự vệ bằng mọi giá để bảo vệ chủ quyền như đã từng bao đời nay với đủ loại kẻ thù mạnh nhất có thể.

Chính hành động của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam nên không còn con đường nào khác, Việt Nam phải tăng cường sức mạnh quân sự, mua sắm vũ khí trang bị tiên tiến, hiện đại để tự vệ.

Bắt đầu từ năm 2005, Việt Nam đã dồn mọi nguồn lực để đưa thẳng lực lượng không quân, hải quân, TTLL, radar, tác chiến điện tử…lên hiện đại đủ sức hoàn thành nhiệm vụ phòng thủ biển đảo.

Có thể nói, hệ thống phòng thủ của Việt Nam từ hướng biển nhiều tầng (trên không, trên biển, trong lòng biển), nhiều lớp (tầm xa, tầm gần và cận bờ), bao phủ vùng biển, hải đảo của Tổ quốc bằng sự hiện diện của các loại vũ khí trang bị hiện đại, uy lực lớn.

Rõ ràng là chưa bao giờ dân tộc Việt Nam trước thử thách xâm lăng mà có được sự chuẩn bị cần thiết, tự tin như hiện nay. Và, lịch sử cũng đã chứng minh, trong những cuộc xâm lược của phương Bắc, mỗi khi dân tộc Đại Việt chuẩn bị kỹ càng “nghênh tiếp” thì kết quả đã rõ.

Liệu Trung Quốc có dám đặt cược tất cả vào ván bài Việt Nam khi mà thực lực Việt Nam dù không lớn, nhiều như Trung Quốc, nhưng có đủ các thứ răn đe cần thiết cho cuộc chơi?

Việt Nam đã luôn phải chống kẻ thù xâm lược khi không đủ mọi thứ cần thiết, nhưng vẫn thắng thì ngày nay, khả năng, sức mạnh Việt Nam như thế nào là một suy luận…khó khăn cho giới quân sự hiếu chiến Trung Quốc.

Ba là, tử huyệt của Trung Quốc không thể che đậy trên Biển Đông

Mục đích quan trọng bậc nhất khi Trung Quốc bồi lấp các đảo giữa Biển Đông là Trung Quốc muốn khắc phục bất lợi thế của không quân khi tác chiến trên Biển Đông. Trung Quốc muốn khống chế toàn bộ vùng trời Biển Đông.

Người Nhật Bản đã thể hiện rõ ý đồ của Trung Quốc bố trí lực lượng trên Biển Đông bằng bản đồ dưới đây.

Ba điểm của tam giác là đảo Chữ Thập, Scarborough và Phú Lâm. Như vậy, những sân bay trên những đảo này có thể tạo lợi thế cho không quân Trung Quốc tung hoành trên Biển Đông.

Tam giác chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông
Tam giác chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông

Về thế bố trí lực lượng, coi như Trung Quốc đã tạm thời xây dựng được một tam giác chiến lược trên Biển Đông và sau khi triển khai đủ vũ khí trang bị ở đây là Trung Quốc có vẻ như kiểm soát được Biển Đông.

Tất nhiên, người Trung Quốc ai cũng “hảo hảo” khi nhìn thấy tam giác này…

Tuy nhiên, có 2 tử huyệt mà Trung Quốc không thể che đỡ nếu như xảy ra xung đột trên Biển Đông, khi Trung Quốc mạo hiểm dùng sức mạnh quân sự để chiếm Biển Đông ở trên cái “tam giác chiến lược” này.

Tử huyệt thứ nhất, đường băng trên đảo Chữ Thập và Phú Lâm là thứ chỉ sử dụng được một lần trong đòn tấn công phủ đầu.

Hai đường băng này cách bờ biển Việt Nam không quá 500km (Phú Lâm 410km, Chữ Thập 474km), do vậy hoàn toàn nằm trong tầm phủ của các loại tên lửa Việt Nam trên các phương tiện mang khác nhau. Như tàu ngầm, từ bờ, từ tàu tấn công nhanh Molniya…

Lực lượng không quân trên Chữ Thập và Phú Lâm vừa yếu, không đủ khả năng đương đầu với không quân Việt Nam, vừa thiếu, vì điều kiện kỹ thuật không cho phép duy một số lượng lớn…cho nên, hoàn toàn thất thế trước không quân Việt Nam.

Mỹ đã đánh giá cái “tam giác chiến lược” hay những căn cứ quân sự mà Trung Quốc đang xây dựng trên Hoàng Sa và Trường Sa là “Vạn lý trường thành bằng cát” là không sai vì sự tồn tại của nó sau đòn tấn công phủ đầu là rất ngắn. Nghĩa là với vũ khí hiện đại, uy lực, nó rất dễ bị đánh tê liệt.

Tử huyệt thứ 2 là căn cứ quân sự trên đảo Hải Nam Trung Quốc. Đây là trung tâm chỉ huy, phát động tấn công không chỉ cho cái “tam giác chiến lược” trên Biển Đông mà còn toàn bộ tác chiến Tây TBD của Hải quân Trung Quốc (PLAN).

Căn cứ quân sự đảo Hải Nam của Trung Quốc được coi như Cam Ranh của Việt Nam. Trung Quốc tấn công Cam Ranh của Việt Nam khó hơn nhiều lần Việt Nam tấn công căn cứ quân sự của Trung Quốc trên đảo Hải Nam vì khoảng cách khác nhau.

Đảo Hải Nam chỉ cách Đà Nẵng chừng 270km và cách một đảo của Việt Nam mà trên đó có thể bố trí một trung đoàn tên lửa hiện đại như Iskander chừng chưa đầy 250km, trong khi Cam Ranh cách Trung Quốc rất xa và Hoàng Sa, Trường Sa khá xa đủ để đối phó.

Khi xung đột quân sự xảy ra, tấn công vào sào huyệt kẻ thù, nơi xuất phát tấn công của kẻ thù không những là tư tưởng chiến thuật mà còn là tư tưởng chiến lược trong tư duy quân sự Việt Nam, cho nên, căn cứ quân sự trên Hải Nam là tử huyệt nguy hiểm của Trung Quốc.

Không ai dám đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Trung Quốc, một sức mạnh đứng thứ 3 thế giới. Việt Nam nhỏ, yếu, nhưng có quyền ra giá với bất kỳ kẻ xâm lược nào. Tất nhiên, đó sẽ và luôn luôn là “giá đắt không thể chịu đựng nổi” nếu như họ bất chấp, liều lĩnh, mạo hiểm.

(Vậy, cục diện Biển Đông sẽ như thế nào? Chúng ta tiếp tục phân tích sau).

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt