1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Trung Quốc sa thải quan kinh tế cỡ "bự"

(Dân trí) - Chỉ 2 ngày sau khi có tin bị điều tra vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, hôm nay (3/9) ông Tưởng Khiết Mẫn, chủ nhiệm Ủy ban quản lý, giám sát tài sản Nhà nước đã bị Ban tổ chức trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc tuyên bố sa thải.

Ông Tưởng Khiết Mẫn đã bị sa thải
Ông Tưởng Khiết Mẫn đã bị sa thải

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã khẳng định ông Tưởng bị sa thải khỏi chức vụ chủ nhiệm Ủy ban quản lý, giám sát tài sản Nhà nước (SASAC) do “bị nghi ngờ vi phạm nghiêm trọng kỷ luật”, một cụm từ thường được dùng để chỉ tội danh tham nhũng tại Trung Quốc.

Theo đó quyết định sa thải đã được Ban tổ chức trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc công bố. Trước đó, hôm 1/9, cũng chính Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin từ Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương khẳng định, ông Tưởng Khiết Mẫn bị điều tra vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.

Theo một số nguồn tin, cuộc điều tra tập trung chủ yếu vào thời gian ông Tưởng còn là chủ tịch Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), trước khi được cất nhắc lên lãnh đạo SASAC hồi đầu năm nay.

Ông Tưởng là người đầu tiên trong số 205 thành viên Ủy viên trung ương đảng Trung Quốc bị điều tra, truyền thông nhà nước của nước này khẳng định.

Tờ Bưu điện Hoa Nam của Hồng Kông nhận định việc điều tra đối với ông Tưởng và nhiều quan chức cấp cao khác của CNPC đã hé lộ quyền lực của nhóm quan chức từng được biết đến với biệt danh “băng đảng Shengli”, khi những người này còn nắm quyền tại tỉnh Sơn Đông.

Ông Tưởng đã có hơn 20 năm công tác, bắt đầu từ năm 1972, tại khu vực mỏ dầu Shengli, mỏ dầu lớn thứ hai của Trung Quốc đại lục. Ông từng lên đến chức phó giám đốc công ty mỏ dầu Shengli.

Vị cựu chủ tịch SASAC sau đó thăng tiến nhanh chóng tại CNPC, và trở thành chủ tịch tại tập đoàn hùng mạnh này từ năm 2006, trước khi được bổ nhiệm làm chủ tịch SASAC tháng 3 vừa qua.

Cùng đang bị điều tra tham nhũng còn có hai phó tổng giám đốc của CNPC và hai quan chức cấp cao khác tại các công ty con của tập đoàn này, trong đó có phó chủ tịch của PetroChina Li Hualin .

“Băng đảng Shengli” đã bị chú ý về những quyền lực ngầm khổng lồ mà các thành viên của nhóm này có được trong ngành dầu mỏ Trung Quốc.

Thanh Tùng
Tổng hợp