1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Trung Quốc lo sợ trình độ "bẻ khóa thông tin" của Nhật

Bộ Quốc phòng Nhật đã quyết định xây dựng trạm giám sát thông tin tàu thuyền và máy bay Trung Quốc trên đảo Iwo Jima để nghe lén thông tin liên lạc giữa tàu thuyền và máy bay Trung Quốc. Tuy vậy, đây không phải là lần đầu tiên giữa Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra cuộc chiến mã và bẻ khóa thông tin.

Ngày 23-09, Thiếu tướng Doãn Trác - Chủ nhiệm ủy ban chuyên gia thông tin hải quân Trung Quốc đã đưa ra ý kiến trong chuyên mục “Diễn đàn cường quốc” của tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc. Ông cho biết, cuộc chiến tranh mật mã quân sự là một dòng chảy không bao giờ kết thúc, trong lịch sử Trung-Nhật đã từng nhiều lần phá mật mã của nhau để nắm bắt các động thái quân sự của đối phương.

Ông Doãn Trác giới thiệu, thông tin liên lạc giữa tàu thuyền và máy bay chủ yếu sử dụng các đường truyền số liệu, thuộc dạng bảo mật thông tin rất cao. Việc Nhật Bản có chặn thu được thông tin Trung Quốc hay không, được quyết định bởi khả năng khám phá mật mã của họ, mà từ trước đến nay chưa có tài liệu nào biểu thị khả năng Nhật Bản có khả năng giải được mã thông tin của Trung Quốc.

Ngoài ra, trong tình huống khẩn cấp, thông tin liên lạc của máy bay và tàu thuyền cũng có thể sử dụng dạng thông tin thoại. Tuy nhiên, dạng liên lạc này hoàn toàn có thể bị chặn thu, nên quân đội Trung Quốc thường áp dụng các biện pháp mã đường truyền thông tin trong các hoạt động quân sự, sử dụng các phương thức truyền số liệu có các lớp mã tăng cường độ mật, ít hoặc không trao đổi thông tin trên đường truyền thoại.

Ông Doãn Trác cho biết, trong mấy cuộc Cách mạng quốc nội và các cuộc chiến tranh kháng Nhật cứu nước, chiến tranh giải phóng, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần khám phá các mật mã của đối phương, bảo đảm cung cấp các thông tin nhanh chóng và chính xác, giúp quân đội nắm chắc các hoạt động chiến lược và chiến dịch của địch, đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp giải phóng đất nước.

Sơ đồ chỉ huy và thông tin liên lạc hạm đội (Ảnh minh họa)

Sơ đồ chỉ huy và thông tin liên lạc hạm đội (Ảnh minh họa)

Vì vậy, chúng ta hiểu rất rõ là nếu mật mã bị khám phá sẽ gây hậu quả tai hại đến mức nào, nên từ sau khi giải phóng đến nay, Trung Quốc rất chú trọng đến các lĩnh vực chiến tranh thông tin mạng, chiến tranh thông tin liên lạc và chiến tranh mật mã, tích cực nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp tăng cường bảo mật ngay từ các khâu mã nguồn, mã mật, cho đến mã kênh, mã đường truyền…

Tuy vậy, Nhật Bản cũng có những kinh nghiệm phong phú về khám phá mật mã. Trong Thế chiến thứ 2, Trung Quốc và Nhật Bản đã xảy ra một cuộc chiến tranh mật mã rất lớn, Trung Quốc đã nắm được khá nhiều hoạt động của quân đội Nhật qua việc khám phá mật mã nhưng họ cũng giải được không ít mật mã của “Quốc dân Đảng” và “Bát lộ quân”.

Ông Doãn Trác nhấn mạnh, “Người có mâu thì ta có thuẫn”, một bên thì lập mã và tăng cường bảo mật, đối phương thì cố gắng phá mã, đây là một cuộc chiến không có hồi kết giữa cả 2 bên. Tuy vậy, Nhật Bản là nước có trình độ khoa học kỹ thuật nói chung và công nghệ thông tin nói riêng rất cao, trang thiết bị chuyên dụng hiện đại nên cuộc chiến này sẽ rất cam go đối với Trung Quốc.

Theo Đức Thắng
An ninh thủ đô/Nhân dân nhật báo