1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Trung Quốc liệu có thay đổi trong vấn đề Biển Đông?

Ngoại trưởng Singapore Singapore K. Shanmugam cho rằng lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông đã có một "thay đổi quan trọng", căn cứ vào nội dung thông cáo Trung Quốc gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 10/6 mới đây, thừa nhận vấn đề Biển Đông với Việt Nam phải được giải quyết theo UNCLOS.


Theo hãng tin Channel News Asia, Ngoại trưởng Shanmugam vừa có chuyến công du ba ngày tại Trung Quốc (từ 12-14/6) nhằm thúc đẩy các hợp tác về pháp lý, khoa học, công nghệ và đô thị. Vấn đề tại Biển Đông với một số nước ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam, là một trong các chủ đề của cuộc hội đàm giữa lãnh đạo Singapore với các lãnh đạo Trung Quốc.

Theo Ngoại trưởng Singapore, trong các cuộc tiếp xúc, phía Trung Quốc luôn khẳng định địa điểm thăm dò dầu khí do giàn khoan Hải Dương 981 tiến hành là "nằm trong khu vực thuộc chủ quyền của Trung Quốc". Tuy nhiên, Trung Quốc cũng thừa nhận rằng Trung Quốc "chưa tiến hành xác định giới hạn của khu vực đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của mỗi bên, (về việc này) cả hai bên được phép đưa ra các yêu sách phù hợp với UNCLOS". Ngoại trưởng Singapore nhận định thông cáo này là một "thay đổi tích cực" trong lập trường của Trung Quốc, bởi vì một mặt, nó công nhận tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và mặt khác, thừa nhận các vùng biển mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền nói trên vẫn còn chưa được phân định thuộc về họ.

Ngoại trưởng K. Shanmugam tuyên bố Singapore không đưa ra nhận định về những hay, dở cụ thể trong thông cáo nói trên, nhưng việc thừa nhận đòi hỏi chủ quyền phải phù hợp với luật pháp quốc tế trong bản thông cáo gửi Liên Hợp Quốc cho thấy đang có một "chuyển biến quan trọng" của Trung Quốc.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia, nhà quan sát lại cho rằng Trung Quốc đang có nhiều dấu hiệu gây ra xung đột ở Biển Đông thông qua các hành động khiêu khích có chủ ý.

Nhà báo Pluno Laymond Phillip (báo Le Monde của Pháp) có mặt trên tàu CSB 4033 trong mấy ngày qua đã chứng kiến những hành động hung hãn của tàu Trung Quốc, nhận xét: “Chúng tôi có thể thấy rất rõ những gì xảy ra hôm nay và cả hôm qua nữa. Khi tàu của Việt Nam đến gần giàn khoan để tuyên truyền thì Trung Quốc cử các tàu hải cảnh lao đến với tốc độ rất lớn. Đó là việc làm không tuân thủ pháp luật quốc tế và chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Tình huống trên, với tôi không phải là một ván cờ bình thường, một ván cờ vây thì đúng hơn”.

Việc tờ Thời báo Hoàn Cầu, một phụ bản của tờ Nhân dân Nhật báo do Đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý, ngày 10/6 đăng bài "Trỗi dậy hòa bình không mâu thuẫn với sử dụng vũ lực, bảo vệ chủ quyền có thể nổ súng" của tác giả Trương Kiến Cương, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu chiến lược chính trị biển, Đại học Hải Dương Quảng Đông; cũng như việc hôm 14/6 đã xuất hiện tàu pháo của Trung Quốc giả dạng tàu hải cảnh mang số hiệu 13 có trang bị 4 ụ pháo 72 ly áp sát tàu thực thi pháp luật Việt Nam, thì khả năng Trung Quốc nổ súng là rất khó lường. Đây có khả năng là Trung Quốc dùng “xung đột nhỏ, xung đột hạn chế” để tranh chấp chủ quyền của giới diều hâu Trung Quốc, là một âm mưu cực kỳ nguy hiểm.

Khi đưa tin về vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, tờ Wall Street Journal (Mỹ) bình luận: Vụ đâm va mới nhất... cho thấy Trung Quốc sẽ không giảm bớt các hành động tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp sự chỉ trích mạnh mẽ tại Đối thoại Shangri-La gần đây.

Đã đến lúc phải chấp nhận rằng điều mà Trung Quốc đang làm là một lời giải thích chính thức và đầy đủ cho chính sách của Trung Quốc. Chúng ta hãy xem những gì Bắc Kinh nói. Trung Quốc tự nhận là một cường quốc lớn và quan trọng, nhưng những cường quốc như vậy phải có trách nhiệm với những gì mà quân đội, lực lượng bảo vệ bờ biển và các cơ quan năng lượng của họ làm trên danh nghĩa nhà nước.

Theo Nguyễn Chiến
Chính phủ