Trung Quốc làm tổn hại môi trường kinh doanh tại châu Á

(Dân trí) - Mỹ muốn mở rộng quan hệ thương mại với châu Á, khu vực đang phát triển nhanh nhất thế giới, nhưng các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông làm leo thang căng thẳng, ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh, một quan chức cấp của Mỹ cảnh báo.

Bộ trưởng thương mại Mỹ Penny Pritzker.
Bộ trưởng thương mại Mỹ Penny Pritzker.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:


* Quốc lộ vừa khánh thành đã lún, nứt: Nhà thầu bị cấm thi công 3 năm

* Ông Nguyễn Đức Kiên: “Hàng trăm dự án ODA, chỉ vài sai phạm là điều tích cực!”

* GAS muốn bán bớt 20% vốn nhà nước

* Không tạo thêm gánh nặng hành chính cho nhà đầu tư “ngoại”

Phát biểu trước các doanh nghiệp Mỹ và Philippines trong chuyến thăm Manila ngày 4/6, Bộ trưởng thương mại Mỹ Penny Pritzker cho hay Mỹ đã đầu tư quá nhiều nguồn lực chiến lược, kinh tế và ngoại giao vào các khu vực khác trên thế giới. Giờ đây, Mỹ cam kết thực hiện chính sách "điều chỉnh sự mất cân bằng và tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại châu Á".

Chuyến thăm của bà Pritzker tới Việt Nam, Philippines và Myanmar chủ điều tập trung vào các chủ đề kinh tế trong chính sách của Tổng thống Mỹ Barack Obama nhằm tái cân bằng chiến lược tại châu Á.

Theo bà Pritzker, châu Á và Thái Bình Dương dự kiến sẽ trở thành nơi tập trung 54% tầng lớp trung lưu của thế giới và sẽ nhập khẩu gần 10.000 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ vào năm 2022, gấp đôi mức hiện nay. Đến năm 2020, 10 quốc gia thành viên của khối ASEAN cần hơn 1.000 tỷ USD vốn đầu tư tầng để đáp ứng các nhu cầu của dân số đang gia tăng.

Bộ trưởng thương mại Mỹ cho biết với báo giới rằng các công ty Mỹ rất lạc quan về khu vực. Tuy nhiên, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép một giàn khoan, kèm theo các tàu hộ tống, trong vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông mới và có các hành động gây hấn với Philippines là "khiêu khích và làm gia tăng căng thẳng".

"Chúng tôi rất lo ngại về điều đó. Các hành động như vậy gây ra sự mất ổn định, vốn không tốt cho môi trường kinh doanh".

Trung Quốc, Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan có các tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông, một trong những tuyến đường vận tải biển bận rộn nhất của thế giới. Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng biển này.

Bộ trưởng Pritzker cho hay Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình, thương mại, tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông. Mỹ ủng hộ các biện pháp ngoại giao và pháp lý nhằm giải quyết tranh chấp, trong đó có quyết định của Philippines nhằm đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông ra tòa án quốc tế tại La Hay, Hà Lan.

An Bình
Theo AP

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước