Trung Quốc khai thác dầu phi pháp ở Biển Đông: "một đồng gà, ba đồng thóc"
Trung Quốc đang tính khai thác dầu khí tại Biển Đông ở vùng nước sâu và xa bờ. Họ cân nhắc việc dùng tàu FLNG để xử lý thành phẩm chuyển dầu từ Biển Đông về Trung Quốc. Đứng trên góc độ kinh tế, Stewart Taggart người đứng đầu Grenatec, một tổ chức chuyên nghiên cứu về cơ sở hạ tầng trong khai thác năng lượng cho rằng nó sẽ thua lỗ.
Đóng tàu FLNG không phải việc đơn giản.
Sẽ lỗ nặng nếu dùng công nghệ xịn
Hồi tháng 5, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou 981 trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Dù rút đi vào giữa tháng 7, Trung Quốc vẫn nói sẽ quay trở lại sau khi đã thăm dò được các thông số tại khu vực mà họ hạ đặt giàn khoan trái phép.
Các nhà phân tích cho rằng vấn đề của Trung Quốc hiện giờ chỉ là công nghệ, làm thế nào để chuyển nhiên liệu "khai thác" được về đất liền một cách hiệu quả.
Các nhà phân tích cho rằng vấn đề của Trung Quốc hiện giờ chỉ là công nghệ, làm thế nào để chuyển nhiên liệu "khai thác" được về đất liền một cách hiệu quả.
Tập đoàn khai thác năng lượng Trung Quốc (CNOOC) đang nghiên cứu khả năng thực hiện một dự án để xây dựng một số tàu xử lý khí đốt tự nhiên hóa lỏng (FLNG), công nghệ mà họ chưa từng thử nghiệm.
Sau khi có đội tàu này, chúng sẽ được sử dụng để "thu hoạch" khí đốt khai thác được từ vùng nước sâu thuộc Biển Đông.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Taggart, giá thành quá cao của dự án FLNG sẽ khiến Trung Quốc phải trả giá lớn nếu tính cách này vận chuyển dầu. Ông cho biết: "Đến nay, dự án FLNG lớn nhất lên ở khu vực châu Á là dự án của Shell ở Tây Bắc nước Úc với tổng giá trị 12 tỷ USD. Dự án này có công suất 5 tỷ mét khối mỗi năm và sản phẩm khí hóa lỏng sẽ xuất sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc ở khoảng cách 9.000 km. Tính ra chi phí đầu tư khoảng 300.000 USD cho mỗi km đường để vận chuyển 1 tỷ mét khối khí mỗi năm. Chi phí như vậy là quá cao".
Lắp ống cũng không xong
Xét về góc độ kinh tế, giải pháp vận chuyển khí và dầu đơn giản hơn là lắp đường ống. Chuyên gia Taggart lấy ví dụ: "Đường ống dẫn khí tại Biển Bắc xây dựng năm 2007 giữa Na Uy và Anh (dài 1.200 km, công suất 25 tỷ mét khối/năm), chi phí đầu tư vào khoảng 100.000 USD cho mỗi km chuyển 1 tỷ mét khối hàng năm. Năm 2011, đường ống Nordstream kết nối Nga với Đức (1.200 km, 54 tỷ mét khối/năm) chi phí vào khoảng 170.000 USD mỗi km chuyển 1 tỷ mét khối hàng năm".
Tức là chi phí bằng đường ống sẽ giúp giảm giá thành vận chuyển chỉ bằng 1/2 hay 1/3 so với dùng tàu FLNG. Điều này khác với việc một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng xây đường ống tốn kém hơn so với việc đóng tàu FLNG.
Tuy nhiên, để có thể xây dựng được đường ống dẫn dầu ở Biển Đông thì phải được các nước trong khu vực chấp thuận. Nếu Trung Quốc tiếp tục duy trì thái độ quyết đoán, bất chấp luật pháp quốc tế và quay lưng với các cuộc đàm phán thì tình hình khu vực sẽ không bao giờ ổn định và khó tìm tiếng nói chung.
Nếu không thể vận chuyển dầu bằng đường ống mà phải dùng tàu FLNG thì việc khai thác dầu sẽ rất tốn kém và dẫn đến chuyện "một đồng gà, ba đồng thóc". Hơn nữa, đợi đến lúc Trung Quốc sở hữu FLNG thì vẫn còn rất lâu. Khai thác dầu phi pháp trên biển nước khác không phải chuyện đơn giản.
Theo Anh Tú
Một thế giới/National Interest