1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Trung Quốc học gì từ kinh nghiệm cải cách quân đội của Nga?

(Dân trí) - Đài tiếng nói nước Nga dẫn lời chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ nước này cho rằng, những cải cải sắp tới với hệ thống chỉ huy quân sự của Trung Quốc được đề cập sau Hội nghị Trung ương 3 gợi nhớ đến những cải cách từng được thực hiện ở Nga trong giai đoạn 2008-2009.

 

Trung Quốc học gì từ kinh nghiệm cải cách quân đội của Nga?


Thông cáo của Hội nghị toàn thể lần thứ 3 của BCH Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, đã đề cập đến cuộc cải cách sắp tới với hệ thống chỉ huy quân sự. Thời gian gần đây, một số chi tiết về những thay đổi sắp tới đã xuất hiện trên hàng loạt trên internet Trung Quốc. Xét theo mọi điều, Trung Quốc dự kiến những thay đổi qui mô trong hệ thống chỉ huy quân đội, gợi nhớ đến những cải cách từng được thực hiện ở Nga trong giai đoạn 2008-2009 - chuyên gia Vasily Kashin của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ nhận xét.

 

Có giả định rằng Trung Quốc sẽ loại bỏ hệ thống hiện tại với 7 quân khu và 3 hạm đội, tạo lập thay vào đó 5 sở chỉ huy thống nhất – Đông-Bắc, Bắc, Tây-Nam, Biển Hoa Đông và Biển Hoa Nam. Nếu trước đây, trong khuôn khổ mỗi quân khu có các ban chỉ huy các loại hình lực lượng vũ trang, thì bây giờ toàn bộ lực lượng trên lãnh thổ của quận sẽ thừa hành lệnh của ban chỉ huy thống nhất. Hệ thống như vậy có thể cho phép đảm bảo sự hiệp lực tốt hơn giữa loại hình binh chủng và lực lượng vũ trang, tức là tương ứng với mục tiêu đã tuyên bố ở trên và nhiệm vụ cải cách quân sự đang tiến hành ở Trung Quốc.

 

Thay đổi sắp tới trong hệ thống quản lý quân sự thì ngay cả trước đây cũng đã được thảo luận tích cực trong các tài liệu chuyên đề của quân đội Trung Quốc, đề cập tới hàng loạt cải cách qui mô diễn ra những năm gần đây trong quân ngũ. Ví dụ, trong bộ binh từng bước loại bỏ các trung đoàn và sư đoàn cũ, thay vào đó là các lữ đoàn. Thay đổi cả cơ cấu tiểu đoàn và các nhóm quân. Giảm bớt số lượng các đơn vị bộ binh và nhóm phối hợp, và thay bằng các đơn vị cơ giới .

 

Trong các thông cáo về những cuộc diễn tập thời gian gần đây thường đặc biệt nhấn mạnh đòi hỏi với ban chỉ huy (từ cấp đại đội hoặc tiểu đoàn) phải hiệp đồng điều phối các lực lượng khác nhau, nhằm mục tiêu phân bổ sự hỗ trợ với các đơn vị của máy bay tấn công hoặc trực thăng chiến đấu.

 

Cải cách sâu rộng tương tự diễn ra kể từ năm 2011 cả trong không quân, dần dần loại bỏ các sư đoàn còn nhiều trung đoàn triển khai thành nhóm có gia tăng số lượng chiến đấu cơ. Thay đổi cả hệ thống huấn luyện chiến đấu, chẳng hạn như nâng cao tính độc lập của phi công lái máy bay chiến đấu, thực hiện các nhiệm vụ đào tạo. Đã tăng đáng kể số giờ bay trong tất cả các thể loại phi cơ, các phi công Trung Quốc học cách thực hiện những nhiệm vụ phức tạp gắn với chuyến bay trên biển. Hải quân sở hữu khả năng mới về nguyên tắc, cùng với sự xuất hiện tàu sân bay và các loại hình tàu nổi hiện đại khu trục hạm đề án 052C, 052D.

 

Nhờ nỗ lực trong những năm gần đây, quân đội Trung Quốc có đội ngũ sĩ quan và chuyên viên kỹ thuật mới, có khả năng phối hợp hành động giữa các lực lượng khác nhau. Tuy nhiên, những thay đổi quy mô lớn như vậy không phải là diễn ra suôn sẻ. Ở Nga do thực hiện trong thời gian kỷ lục, những thay đổi về cơ cấu tổ chức của các lực lượng vũ trang đã phát sinh nhiều khó khăn, thiếu sót mà đến nay vẫn phải sửa chữa khắc phục. Ban lãnh đạo quân sự-chính trị Trung Quốc hiển nhiên phải tính đến những sai sót này. Ngoài ra, cần lưu ý rằng những cải cách trước đây trong cấu trúc lực lượng vũ trang Trung Quốc đã bị tắc nghẽn bởi cách tiếp cận từng bước. Đôi khi điều đó đã dẫn đến rối loạn trong cải cách và không thực thi được đến cùng. Tuy vậy, trong quan tâm thường trực từ phía các nhà lãnh đạo, vẫn có cơ may để thực hiện nhiệm vụ đặt ra với ít hệ quả tiêu cực hơn là ở Nga.

 

Theo Đài tiếng nói nước Nga