1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Trung Quốc đào giếng, “trồng mây” đối phó hạn hán

(Dân trí) - Trung Quốc cho hay hiện họ đang khẩn trương đào giếng và “trồng mây” ở miền nam để đối phó với trận hạn hán tồi tệ nhất nhiều thậ kỷ qua, đang khiến hàng triệu người sống không có nước, hơn 1.000 trường học buộc phải đóng cửa

 
Trung Quốc đào giếng, “trồng mây” đối phó hạn hán - 1
Một em nhỏ ở Quý Châu gánh 2 chai nước nhỏ lấy từ trên núi về nhà.

Giới chức vụ các tài nguyên đất quốc gia và cấp tỉnh đã nhóm họp tại Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, tỉnh gánh chịu hạn hán nặng nề nhất, để thảo luận chi tiết việc triển khai công nhân đào giếng và để tăng các cuộc trồng mây, cũng như các biện pháp khác hỗ trợ những người cần nước. Thông tin được một giám đốc ở Vụ các tài nguyên đất Vân Nam, có họ là Ma, cho biết.

 

“Tình trạng này sẽ còn nghiêm trọng hơn trong những tháng tới, nhưng hi vọng khi có nhiều giếng hơn, nước sẽ được chuyển tới những người đang khát. Chúng tôi có thể giúp cải thiện tình hình”, Ma cho biết.

 

Theo Xinua, hạn hán, mà vùng đông nam Trung Quốc phải hứng chịu suốt từ năm ngoái, cho đến nay đã ảnh hưởng đến khoảng 61 triệu người, khiến 5 triệu hecta đất ở Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quảng Tây trở nên cằn cỗi.

 

Trong khi đó, ông Ma cho hay, ở nhiều vùng thuộc Vân Nam, đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua, với 5,4 triệu người sống trong cảnh thiếu nước.

 

Các công nhận ở đó hiện vẫn đang tiếp tục khẩn trương đào giếng, với hi vọng đào được 1.035 chiếc giếng cho đến giữa tháng 5 này. Hiện đã có 52 chiếc hoạt động, 288 chiếc đang được đào. Những chiếc giếng này ước tính cung cấp 20% lượng nước uống cần thiết.

 

“Trồng mây đã không đem lại nhiều thành công, vì vậy mà dù chúng tôi đang đào giếng và chuyển nước từ các đập xuống cho những người đang chịu khát, sẽ còn xuất hiện thêm những vùng hạn hán mới nếu không có mưa”, ông Ma cho hay.

 

Cho đến nay, không có thông tin chi tiết nào được đưa ra về nỗ lực trồng mây. Trung Quốc đã thử nghiệm phương thức biến đổi thời tiết này suốt nhiều thập niên qua. Đây là kỹ thuật nhằm kích thích mưa rơi, mặc dù các nhà khoa học quốc tế cho rằng không thể chứng minh được phương pháp này là hiệu quả.

 

Tại Quảng Tây các cánh đồng mía đã bị tàn phá, sản xuất đường trắng ước tính sẽ giảm trong năm nay. 67 nhà xản xuất đã buộc phải đóng cửa, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, Xinhua cho hay.

 

Quân dân đã được triển khai tới các vùng hạn hán để chuyển nước từ Chiết Giang ở miền đông tới Quý Châu và Vân Nam.

 

Xa hơn về phía nam, Ủy ban sông Mê Kông cho hay, hạn hán nghiêm trọng đã khiến mực sông Mê Kông rút xuống mức thấp nhất gần 20 năm qua. Mê Kông, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và chảy xuống đông nam Á qua Vân Nam, là huyết mạch cho 65 triệu người ở 6 nước gồm Campuchia, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam.

 

Phan Anh

Theo AP