1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Trung - Nhật - Hàn đua nhau đóng tới 400 tàu chiến

Do ảnh hưởng của yếu tố địa chính trị phức tạp và các hình thái đối đầu, các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đua nhau tăng cường quân lực, để đối phó với các thách thức trong khu vực.

Trong vòng 20 năm tới, châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm tới 26% tổng chi cho hải quân và hải sự trên toàn cầu.

Theo ông Bob Nugent, chuyên viên phân tích cao cấp của cơ cấu nghiên cứu quân sự Hoa Kỳ, châu Á và châu Đại Dương sẽ đóng 6 hàng không mẫu hạm, 128 tàu đổ bộ, 21 tàu bổ trợ, 12 tàu hộ vệ hạng nhẹ, 2 tuần dương hạm, 42 tàu khu trục, 235 tàu tấn công cao tốc, 115 tàu hộ vệ, 34 tàu rà, quét lôi, 82 tàu tác chiến ven bờ, 255 tàu tuần tiễu và 116 tàu ngầm.

Trong số này, Trung Quốc đóng tới 172 tàu, Hàn Quốc là 145 tàu còn Nhật Bản chỉ chế tạo 74 tàu. Chỉ tính riêng 3 nước này đã chiếm tới gần 40% tổng số tàu bè đóng mới của châu Á, mà chủ yếu là các tàu chiến lớn, có tính năng hiện đại hàng đầu châu lục.

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Incheon của Hàn Quốc

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Incheon của Hàn Quốc
Defencenews cho biết, các tàu tuần tiễu và tác chiến ven bờ đóng mới tương đối đơn giản, các nhà máy đóng tàu nội địa đều có thể chế tạo được nên có sức hút lớn đối với các quốc gia trong khu vực. Hiện Singapore, Malayssia và Brunei đang nỗ lực phát triển tàu tuần tiễu và tác chiến ven bờ, chứng tỏ sức hấp dẫn của lực lượng tàu tác chiến cỡ nhỏ.

Theo ông Nugent, lo lắng trước sức mạnh và sự gia tăng các hoạt động trên biển của hải quân Trung Quốc, đã khiến Hàn Quốc và Nhật Bản phải đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển hoặc mua sắm các phương tiện tác chiến biển hiện đại như: Tàu ngầm, tàu khu trục Aegis và tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn.

Nhưng ngay từ trước khi Trung Quốc trở thành mối đe dọa lớn nhất trên biển, các dự án này cũng đã được khởi động. Lúc đó, 2 nước Nhật, Hàn nỗ lực phát triển hải quân để đề phòng sự uy hiếp từ Nga và Triều Tiên, sau này mới chuyển sang Trung Quốc.

Tàu ngầm AIP thứ 5 thuộc lớp Soryu của Nhật Bản.

Tàu ngầm AIP thứ 5 thuộc lớp Soryu của Nhật Bản.
 
Chuyên gia quân sự Sam Batman, thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc phòng Singapore chỉ ra, không khó để nhận thấy là tất cả các tàu nổi đều dễ bị tàu khác tập kích, thậm chí còn nằm trong phạm vi tấn công của các máy bay tác chiến từ các căn cứ trên bờ.

Ông phân tích tiếp: “Nên tránh đầu tư lớn vào các tàu mặt nước nhưng trong quá trình thảo luận mua sắm trang bị hải quân trong khu vực, vấn đề này đã bị xem nhẹ”.

Các nhà phân tích đến từ Washington cho rằng, cuộc chạy đua trang bị hải quân ở châu Á xuất phát từ sự uy hiếp ngày càng lớn của hải quân Trung Quốc. Còn ông Batman cho biết, qua xem xét tình hình một số quốc gia như Nhật Bản và Philippines ông nhận thấy vấn đề phức tạp hơn nhiều.

Tàu hộ vệ tên lửa 525 Ôn Châu lớp 054 của Trung Quốc.

Tàu hộ vệ tên lửa 525 "Ôn Châu" lớp 054 của Trung Quốc.
Ông đưa ra nhận định, ngoài mối đe dọa từ hải quân Trung Quốc ra, còn có một số nguyên nhân khác, bao gồm: Yêu cầu hiện đại hóa quân đội, nhu cầu về tài nguyên trên biển ngày càng cao để phát triển kinh tế, mất an ninh năng lượng cũng như các tranh chấp biên giới kéo dài.

Vị chuyên gia này còn bổ sung: “Song song với những nguyên nhân trên, cuộc chạy đua vũ trang hải quân châu Á còn xuất phát từ "hiệu ứng răn đe" ngày càng gia tăng trong các hoạt động trên biển và từ chính hoạt động "khuyến mãi", đẩy mạnh tiêu thụ của các nước sản xuất vũ khí”.

Theo ĐứcThắng
An ninh thủ đô

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm