1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Triều Tiên tuyên bố vùng cấm tàu thuyền ở bờ biển phía tây

(Dân trí) - Triều Tiên hôm nay công bố vùng cấm tàu thuyền qua lại ở vùng biển phía tây bán đảo Triều Tiên, động thái được Hàn Quốc đánh giá có thể là để chuẩn bị tập trận hoặc phóng tên lửa vào thời điểm hai miền kỷ niệm 60 năm nổ ra cuộc chiến Triều Tiên.

 
Triều Tiên tuyên bố vùng cấm tàu thuyền ở bờ biển phía tây - 1
Những binh lính nước ngoài từng tham gia cuộc chiến Triều Tiên và gia đình họ xem một bản đồ bán đảo Triều Tiên nhân kỷ niệm 60 năm cuộc chiến Triều Tiên do Hàn Quốc tổ chức.
 

Căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên đã tăng cao kể từ khi Hàn Quốc đổ lỗi cho Triều Tiên dùng ngư lôi tấn công tàu chiến Cheonan của nước này hồi tháng 3, làm 46 thuỷ thủ thiệt mạng. Triều Tiên phủ nhận cáo buộc và cho rằng cáo buộc là một “âm mưu” chính trị của Hàn Quốc.

 

“Triều Tiên đã công bố một vùng ở phía tây bắc của Hoàng Hải là vùng cấm tàu thuyền qua lại từ ngày 19-27/6”, quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết.

 

“Đây có vẻ như là một phần trong cuộc tập trận và chúng tôi không thấy có hoạt động bất thường nào của quân đội Triều Tiên”.

 

Thông tin do một tờ báo địa phương Hàn Quốc hôm nay cho hay Triều Tiên đưa ra cảnh báo vùng cấm tàu thuyền này có khả năng là để chuẩn bị phóng tên lửa tầm ngắn.

 

Kỷ niệm 60 năm cuộc chiến Triều Tiên

 
Triều Tiên tuyên bố vùng cấm tàu thuyền ở bờ biển phía tây - 2


Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak (giữa, hàng trên) và các quan chức khác chào cờ trong lễ kỷ niệm 60 năm ngày nổ ra chiến tranh Triều Tiên.
 

Hàn Quốc hôm nay đã tổ chức nhiều hoạt động để kỷ niệm 60 năm ngày nổ ra cuộc chiến Triều Tiên, đúng vào ngày 25/6/1950, mà Hàn Quốc cho rằng xe tăng và binh sỹ Triều Tiên “nam tiến” trước, khơi mào cho cuộc xung đột kéo dài 3 năm, cướp đi sinh mạng của ước tính 4 triệu người.

 

Tuy nhiên phía Triều Tiên luôn phủ nhận thông tin cho rằng họ bắt đầu cuộc chiến trước.

 

Mỹ được Liên hợp quốc (LHQ) hẫu thuẫn ủng hộ Hàn Quốc trong khi Trung Quốc và Nga ủng hộ Triều Tiên.

 

Cuối cùng cuộc chiến chấm dứt bằng một thoả thuận ngừng bắn chứ không phải là một hiệp ước hoà bình, khiến kể từ đó căng thẳng chính trị giữa hai miền liên tục tăng cao.

 

Đánh dấu 60 năm ngày nổ ra cuộc chiến Triều Tiên, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak yêu cầu một lời xin lỗi từ phía Triều Tiên và kêu gọi Triều Tiên chấm dứt các hành động khiêu khích.

 

“Triều Tiên phải ngừng khiêu khích quân sự... Mục đích duy nhất của chúng tôi là không đối đầu quân sự và thống nhất hoà bình”. 

Trong khi đó, vào ngày hôm nay hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đăng tải một bài báo lớn với hơn 4.300 chữ, liệt kê hàng loạt tổn thất mà Mỹ gây ra đối với Triều Tiên kể từ năm 1945.

KCNA dẫn “Ủy ban điều tra tổn thất do Mỹ gây ra đối với nửa phía bắc bán đảo Triều Tiên”, cho thấy tổng thiệt hại quy ra thành tiền là 65 ngàn tỷ USD, hay gấp 5 lần số nợ quốc gia của Mỹ.

 

“Tâm trạng” quanh lễ kỷ niệm 60 năm ngày nổ ra cuộc chiến này khác hẳn với lễ kỷ niệm 50 năm vào tháng 6/2000, lễ kỷ niệm diễn ra vài ngày sau khi cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai miền Triều Tiên tại Bình Nhưỡng kết thúc.

 

Còn mối quan hệ hiện nay giữa hai miền tăng cao là do hậu quả của vụ đắm tàu chiến Cheonan, Hàn Quốc, để lại từ hồi tháng 3.
 

Vài nét về cuộc chiến Triều Tiên

 

Vào năm 1950, khi cộng đồng quốc tế đang đàm phán giải quyết hậu quả của Thế chiến II, một cuộc xung đột mới đã nổ ra ở rìa của lục địa Á châu.

 

Đây là ví dụ điển hình của cho thấy sức nóng của Chiến Tranh Lạnh, giữa một bên là Mỹ cùng các đồng minh và một bên là Triều Tiên, Trung Quốc, Nga.

 

Thực chất 2 trong số 3 năm chiến tranh, hai bên đã nỗ lực tìm cách đàm phán hoà bình. Khi lệnh ngừng bắn được ký, vào ngày 27/7/1953, ít người có thể nghĩ rằng 50 năm sau, 2 miền Triều Tiên trên giấy tờ vẫn ở trong tình trạng chiến tranh.

 

Hiệp ước hoà bình chưa bao giờ được ký kết và biên giới hai miền vẫn được gài bom, mìn, phaos cùng hàng trăm binh sỹ vẫn được triển khai.

Phan Anh

Theo Reuters, BBC