1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Trận chiến vây vùng Vịnh: Qatar còn 3 quân bài

Nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, Doha còn sở hữu 3 lá át chủ bài mà các nước vùng Vịnh khó có thể tước đoạt.

Người anh em Thổ-Iran

Mới đây, Người phát ngôn của Iran Air Shahrokh Noushabadi cho biết, bốn chuyến bay cất cánh từ các sân bay của Tehran và Shiraz mang thực phẩm đến Qatar và sẵn sàng tăng số chuyến bay theo yêu cầu của Qatar.

Iran cũng đã quyết định sử dụng cảng Bushehr làm trung tâm thương mại giữa hai nước.

Hiện có 5 chiếc máy bay chở các mặt hàng thực phẩm như trái cây, rau quả đã được gửi đến Qatar. Mỗi chiếc chở khoảng 90 tấn hàng hóa. Ba tàu chở 350 tấn thực phẩm cũng đã được thiết lập để chuyển tới Qatar.

Tuy nhiên, người phát ngôn của Iran không nói rõ những chuyến hàng này là hàng xuất khẩu hay viện trợ.

Một chiếc máy bay Iran chở hàng hóa sang Qatar.
Một chiếc máy bay Iran chở hàng hóa sang Qatar.

Iran đã mở không phận của mình lên khoảng 100 chuyến bay tới Qatar mỗi ngày, sau khi Saudi Arabia, Bahrain và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất cấm máy bay Qatar bay qua không phận các nước này.

Các chuyến bay mới đã làm tăng lưu lượng hàng không của Iran khoảng 17%.

Trước đó, để giúp người dân sử dụng hàng viện trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ, nhà chức trách Qatar đã cho phát các tờ rơi phiên dịch thông tin về hàng hóa.

Ankara gửi đến Qatar các nhu yếu phẩm như sữa, sữa chua, gia cầm… để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt hàng hóa tại Qatar trong những tuần sắp tới.

Thổ Nhĩ Kỳ và Iran là hai nước luôn sát cánh với Qatar kể từ khi hàng loạt các quốc gia vùng Vịnh tuyên bố cắt đứt quan hệ với Doha.

Qatar sở hữu 3 quân chủ bài

Mới đây, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đã ban hành lệnh cấm các tàu quốc tế đến và đi từ Qatar thông qua vùng lãnh hải, thế nhưng hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Qatar hiện chưa bị ảnh hưởng.

Các tàu chở dầu của Qatar vẫn dễ dàng đi qua vùng biển của Iran, sau đó đi qua eo biển Hormuz bằng tuyến hàng hải qua lãnh thổ Oman. Mạng lưới vận chuyển dầu mỏ của Qatar trải dài đến cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Chừng nào Iran còn giúp đỡ Qatar thì mạng lưới vận chuyển dầu mỏ sang các thị trường lớn của châu Á nói trên vẫn duy trì và kinh tế của quốc gia này sẽ không bị ảnh hưởng.

Mặt khác, tiềm lực kinh tế của Qatar rất vững chắc. Do đó, các nước Ả-rập Saudi và các đồng minh khó có thể làm gì tác động đáng kể đến Doha trong thời gian gần.

Tàu chở dầu của Qatar
Tàu chở dầu của Qatar

Thậm chí, tờ Bloomberg còn cho rằng, nhắc đến hoạt động thương mại liên quan đến dầu mỏ, UAE mới là nước cần Qatar chứ không phải ngược lại.

Qatar là nước có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn thứ ba thế giới. Nước này vận chuyển khoảng 2 tỷ mét khối nhiên liệu thông qua đường ống Dolphin dài 364km dưới biển tới UAE.

UAE cần nhiên liệu từ Qatar để tạo ra sản lượng điện bằng một nửa nhu cầu của quốc gia này. Điều này có nghĩa ván bài mà Qatar có thể trả đũa UAE là rất dễ hình dung.

Trong khi UAE có khá ít lựa chọn để thay thế đường ống dẫn khí Dolphin của Qatar trong ngắn hạn, việc Doha chọn giải pháp dầu mỏ đối với UAE sẽ là một lá bài hiểm của quốc gia giàu có này đang sở hữu.

Theo Huy Hùng

Đất Việt