1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Tổng thống Ai Cập lập tân nội các, áp lực quốc tế tăng cao

(Dân trí) - Lãnh đạo các nước Mỹ, Anh, Pháp và Đức đều kêu gọi Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak tránh bạo lực và tiến hành cải tổ, trong khi các cuộc biểu tình đòi ông từ chức vẫn tiếp diễn.



Tổng thống Ai Cập lập tân nội các, áp lực quốc tế tăng cao - 1
Biểu tình vẫn tiếp tục lan rộng tại Ai Cập.
 
Tổng thống Ai Cập lập tân nội các, áp lực quốc tế tăng cao - 2
Cairo, một trong những thành phố nhộn nhịp nhất Trung Đông giống như một vùng chiến sự sau 5 ngày biểu tình.
 
Tại Cairo hàng ngàn người biểu tình đã phớt lờ lệnh giới nghiêm. Quân đội hiện được huy động trên đường phố nhưng chưa can thiệp gì.

 

Ông Mubarack đã bổ nhiệm phó tổng thống đầu tiên của mình và một tân thủ tướng khi phải vật lộn để giành kiểm soát đất nước sau 5 ngày nổ ra các cuộc biểu tình trên đường phố. Cụ thể Tổng thống Mubarak đã chỉ định người đứng đầu cơ quan tình báo Omar Suleiman trở thành phó tổng thống đầu tiên trong 30 năm tại vị của ông. Bộ trưởng Hàng không Ahmed Shafiq được bổ nhiệm làm thủ tướng.

 

Ít nhất 74 người đã thiệt mạng kể từ hôm thứ ba vừa qua, trong khi cướp bóc, hôi của vẫn tiếp diễn.

 

Tổng thống Mỹ Obama đã gặp giới chức an ninh quốc gia vào ngày thứ bảy để thảo luận về tình hình tại Ai Cập.

 

Sau đó, Nhà Trắng cho biết sẽ tiếp tục tập trung “kêu gọi kiềm chế, ủng hộ quyền toàn cầu, ủng hộ các bước vững chắc để tiến tới cải tổ chính trị”.

 

Lãnh đạo Anh, Pháp, Đức cũng đưa ra kêu gọi tương tự.
 
 
Tổng thống Ai Cập lập tân nội các, áp lực quốc tế tăng cao - 3
Quân đội, xe bọc thép đã được triển khai ở Cairo, song chưa có hành động gì.
 
Trong khi đó tại Iran, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao kêu gọi nhà chức trách Ai Cập nghe theo “đòi hỏi đúng đắn” của nhân dân và tránh dùng bạo lực với nhân dân, bởi vì nhân dân chỉ muốn đòi hỏi công lý.

Tại Ả rập Xê-út, Vua Abdullah chỉ trích người biểu tình và tỏ ý ủng hộ Tổng thống Mubarak.

Ông gọi người biểu tình là “những kẻ gây náo động” dùng chiêu bài đòi hỏi tự do ngôn luận để gây mất ổn định cho Ai Cập. Nhà vua đã gọi điện thoại động viên Tổng thống Ai Cập.

Israel nghe nói đang theo dõi tình hình chặt chẽ dù chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào.
 

Tổng thống Ai Cập lập tân nội các, áp lực quốc tế tăng cao - 4
Tuy nhiên, người biểu tình và cảnh sát chống bạo động đã đụng độ ác liệt, khiến ít nhất 74 người thiệt mạng.

Bất chấp lệnh giới nghiêm, Quảng trường Tahrir (Tự do) ở trung tâm Cairo vẫn chật ních người biểu tình đến tận đêm. Quân đội và xe bọc thép đã được triển khai, nhưng không có bất kỳ hành động gì.

 

Nhưng đụng độ đã nổ ra giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động làm ít nhất 74 người thiệt mạng kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu vào hôm thứ ba vừa qua. Khoảng 2.000 người bị thương. 

 

“Người dân của chúng ta nói với ông Mubarak: “Ông Mubarak, hãy ra đi, hãy ra đi, chúng tôi muốn ông thay đổi. Chúng tôi không muốn các bộ trưởng mới. Chúng tôi muốn tổng thống mới”, một người biểu tình cho biết.
 
 
Tổng thống Ai Cập lập tân nội các, áp lực quốc tế tăng cao - 5
Trụ sở đảng Dân chủ quốc gia cầm quyền đã bị phóng hỏa từ hôm thứ sáu và hiện vẫn âm ỉ cháy.
 

Ở nhiều khu vực người, người dân đã lập các ủy ban để bảo vệ tài sản của họ khỏi bị cướp pháp. Mặc dù vậy, ít nhất hai kẻ cướp phá đã vào được bảo tàng di tích của Cairo, phá phách một số đồ triển lãm.

 

Những kẻ cướp phá hoành hành nhiều khu vực nhà giàu ở Cairo, trong khi ở Alexandria có thông tin cướp phá lan rộng ở các chuỗi siêu thị.

 

Anh đã khuyên công dân của mình tránh đi lại tới Cairo, Alexandria, Luxor và Suez.

 

Thị trường chứng khoán Cairo sẽ đóng cửa vào ngày hôm nay chủ nhật – ngày giao dịch bình thường ở Trung Đông, do tình hình vẫn rất hỗn loạn.

 

Dịch vụ điện thoại đã được khôi phục ở Cairo vào hôm qua, song internet vẫn bị cắt.

 

Các cuộc biểu tình ở Ai Cập tiếp nối cuộc nổi dậy ở Tunisia, được gọi là cuộc cách mạng hoa nhài, 2 tuần trước, khiến chính phủ của Tổng thống Ben Ali bị lật đổ sau 23 năm cầm quyền. Các cuộc biểu tình ở Tunisia bắt đầu do người dân giận dữ vì giá lương thực tăng, thất nghiệp cao, và tình trạng tham nhũng tràn lan – những vấn đề cũng khiến nhiều người ở Ai Cập bất bình.

 

Phan Anh

Theo BBC

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm