1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Thủy triều đỏ nguy hại tới đâu?

(Dân trí) - Thủy triều đỏ thực chất là hiện tượng tảo nở hoa và có thể gây nguy hại đến môi trường sinh thái biển cũng như môi trường sống của con người xung quanh và kinh tế địa phương. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến ở các vùng biển ở Florida của Mỹ.


(Ảnh minh họa: OTC)

(Ảnh minh họa: OTC)

Theo Cục Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA), hiện tượng tảo đơn bào nở hoa gây hại (HAB) hay còn gọi là hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra khi các tảo đơn bào sống ở vùng nước mặn hoặc nước ngọt phát triển quá mức và tạo ra các độc tố ảnh hưởng tiêu cực đến con người, các sinh vật biển hay chim. Các bệnh đối với người mà do HAB có thể gây tử vong, tuy nhiên rất hiếm gặp

Mặc dù nhiều người gọi đó là hiện tượng thủy triều đỏ, nhưng thực tế thuật ngữ mà các nhà khoa học sử dụng để chỉ hiện tượng này đó là “tảo đơn bào nở hoa gây hại”, khi đó sẽ khiến vùng nước xung quanh chuyển sang màu đỏ.

Một trong những ví dụ diển hình nhất đó là tại bờ biển Florida hiện tượng này xảy ra thường xuyên vào mùa hè hàng năm. Đó là khi các vi tảo biển nở hoa, tạo ra nhiều độc tố có thể giết chết cá hay sò biển, các sinh vật sau khi đã nhiễm các độc tố này đều được khuyến cáo không nên sử dụng. Không chỉ gây hại cho các sinh vật dưới nước, độc tố từ vi tảo có thể ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh.

Tuy nhiên, không phải tất cả các hiện tượng tảo biển nở hoa đều gây hại. Thực tế, hầu hết là chúng có lợi bởi tảo vốn là thức ăn cho các động vật biển.

Trong trường hợp tảo không độc nở hoa và chết đi, quá trình phân hủy chúng hút dần oxy trong nước biển, gây ra hiện tượng động vật chết hàng loạt. Chỉ một phần trăm nhỏ tảo biển có thể tạo ra các độc tố cực mạnh có thể làm chết các sinh vật biển, trực tiếp hoặc gián tiếp gây các bệnh cho người, từ đó ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển cũng như kinh tế địa phương. Truyền thông Chile hồi tháng 3 cho biết, nước này đã thiệt hại 18.000 tấn cá hồi do hiện tượng thủy triều đỏ hồi đầu năm nay, trong khi hàng tấn ngao chết tại vùng biển Grande de Cucao, thuộc quần đảo Chiloé, cách thủ đô Santiago 1.100 km về phía Nam.

Với những tảo không mang độc tố, sau khi nở hoa và chết đi, quá trình phân hủy sẽ làm giảm lượng oxy trong nước biển, dẫn đến hiện tượng cá và nhiều sinh vật khác phải chuyển đến vùng nước khác hoặc bị chết.

Các nhà khoa học tại Cơ quan nghiên cứu đại dương của Mỹ đã mất nhiều năm để theo dõi và nghiên cứu hiện tượng này nhằm xác định phương pháp phát hiện cũng như dự báo vị trí tảo sẽ nở hoa và có gây hại hay không. Mục tiêu là đưa ra cảnh báo sớm cho cộng đồng để có các phương án dự phòng, đối phó với tác động tiêu cực của hiện tượng “thủy triều đỏ”.

Minh Phương

Tổng hợp