1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Thủy phi cơ săn ngầm kỳ quái của Liên Xô từng khiến phương Tây đau đầu

Liên Xô phát triển Bartini Beriev VVA-14 nhằm mục tiêu hủy diệt các loại tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo của Hải quân Mỹ, tuy nhiên loại vũ khí kỳ quái này đã chết yểu sau khi cho ra đời 2 nguyên mẫu.


Nền khoa học công nghệ kỹ thuật Liên Xô luôn có những sáng chế không tưởng và Bartini Beriev VVA-14 là một trong số đó. Với khả năng cất cánh cả trên cạn lẫn dưới mặt nước, loại vũ khí này có tham vọng sẽ là sát thủ diệt tàu ngầm của Mỹ trên khắp đại dương.

Nền khoa học công nghệ kỹ thuật Liên Xô luôn có những sáng chế không tưởng và Bartini Beriev VVA-14 là một trong số đó. Với khả năng cất cánh cả trên cạn lẫn dưới mặt nước, loại vũ khí này có tham vọng sẽ là sát thủ diệt tàu ngầm của Mỹ trên khắp đại dương.


Bartini Beriev VVA-14 là một trong những thủy phi cơ săn ngầm lớn nhất thế giới mà con người từng chế tạo.

Bartini Beriev VVA-14 là một trong những thủy phi cơ săn ngầm lớn nhất thế giới mà con người từng chế tạo.


Liên bang Xô viết phát triển VVA-14 trong những năm đầu thập niên 1970 nhằm mục đích đối trọng với hạm đội tàu ngầm trang bị tên lửa của Hải quân Mỹ.

Liên bang Xô viết phát triển VVA-14 trong những năm đầu thập niên 1970 nhằm mục đích đối trọng với hạm đội tàu ngầm trang bị tên lửa của Hải quân Mỹ.


Các nhà thiết kế tham vọng tạo ra một mẫu phi cơ hoạt động tốt cả ở độ cao lớn hoặc bay sát bề mặt biển. Việc cất và hạ cánh trên mặt nước giúp làm tăng khả năng cơ động của máy bay.

Các nhà thiết kế tham vọng tạo ra một mẫu phi cơ hoạt động tốt cả ở độ cao lớn hoặc bay sát bề mặt biển. Việc cất và hạ cánh trên mặt nước giúp làm tăng khả năng cơ động của máy bay.


Nguyên mẫu đầu tiên của VVA-14 hoàn thiện và cất cánh từ đường băng vào năm 1972.

Nguyên mẫu đầu tiên của VVA-14 hoàn thiện và cất cánh từ đường băng vào năm 1972.


Nhưng tổng công trình sư Robert Bartini-người sáng chế ra loại vũ khí này qua đời năm 1974 khiến dự án đình trệ trước khi bị hủy bỏ dù các mẫu thử nghiệm đã thực hiện 107 lần cất cánh với tổng thời gian bay đạt 103 giờ.

Nhưng tổng công trình sư Robert Bartini-người sáng chế ra loại vũ khí này qua đời năm 1974 khiến dự án đình trệ trước khi bị hủy bỏ dù các mẫu thử nghiệm đã thực hiện 107 lần cất cánh với tổng thời gian bay đạt 103 giờ.


Chiếc VVA-14 đang tung cánh trên bầu trời Xô Viết. Không ai có thể nghĩ rằng chiếc máy bay kỳ quái có phần mập mạp này lại có thể bay nhẹ nhàng trên không trung.

Chiếc VVA-14 đang tung cánh trên bầu trời Xô Viết. Không ai có thể nghĩ rằng chiếc máy bay kỳ quái có phần mập mạp này lại có thể bay nhẹ nhàng trên không trung.


Với phi hành đoàn 3 người, VVA-14 từng có khả năng di chuyển với vận tốc 760km/h cùng tầm bay đạt 2.450km. Trần bay của nó đạt 10.000m trong khi tải trọng cất cánh tối đa đạt 52.000kg

Với phi hành đoàn 3 người, VVA-14 từng có khả năng di chuyển với vận tốc 760km/h cùng tầm bay đạt 2.450km. Trần bay của nó đạt 10.000m trong khi tải trọng cất cánh tối đa đạt 52.000kg


Hiện tại nguyên mẫu VVA-14 đang được trưng bày tại Bảo tàng Không quân Monino gần Moscow. Tuy nhiên do nằm ngoài trời bị bị nắng mưa tàn phá khiến VVA-14 biến dạng.

Hiện tại nguyên mẫu VVA-14 đang được trưng bày tại Bảo tàng Không quân Monino gần Moscow. Tuy nhiên do nằm ngoài trời bị bị nắng mưa tàn phá khiến VVA-14 biến dạng.


Không ai còn nhận ra chiếc thủy phi cơ từng có chiều dài 25,97m, sải cánh 30m cùng chiều cao 6,79m.

Không ai còn nhận ra chiếc thủy phi cơ từng có chiều dài 25,97m, sải cánh 30m cùng chiều cao 6,79m.


Dù bị hủy bỏ nhưng VVA-14 vẫn là một minh chứng cho sự phát triển vĩ đại của nền khoa học kỹ thuật quân sự hùng mạnh một thời của Liên Xô.

Dù bị hủy bỏ nhưng VVA-14 vẫn là một minh chứng cho sự phát triển vĩ đại của nền khoa học kỹ thuật quân sự hùng mạnh một thời của Liên Xô.

Theo Việt Hùng

An ninh thủ đô

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm