1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Thủ tướng Anh Tony Blair - 10 năm tự ngẫm

(Dân trí)- Vài tuần trước khi rời nhiệm sở, Thủ tướng Anh Tony Blair đã chuẩn bị kỹ sự ra đi của mình trên các phương tiện thông tin. 10 năm tự nhìn lại của ông đã được lồng ghép khéo léo trong các câu trả lời trên YouTube.

Cuộc nói chuyện giữa Thủ tướng Anh với John O’Farrell, người nổi tiếng  hay châm chọc đời sống chính trị Anh được chia nhỏ thành 6 đoạn, đăng trên YouTube vào các ngày 24,25 và 26/4. Bằng giọng bông lơn, John O’Farrell giới thiệu cuộc phỏng vấn với Thủ tướng sắp mãn nhiệm như một sự kiện chưa từng diễn ra trên trang web, ngay cả bà Margaret Thatcher lẫn ngài Winston Churchill cũng chưa từng làm. Phần đầu của buổi trò chuyện đề cập đến các vấn đề chung, liên quan đến 10 năm cầm quyền của thủ tướng:

 

-         Ông có cảm thấy buồn nhớ những năm tháng nắm quyền?

 

-         Ông biết đấy, khi có quyền lực, người ta luôn có những hy vọng lớn lao, điều đó ở trong bản chất của chính trị.

 

-          Và ông thất vọng?

 

-         Nếu mọi việc không như mong muốn, cần phải tự hào về những gì mình đã hoàn thành, ông Blair chắc chắn. 

 

Giọng điệu thay đổi trong phần 2, nói về cuộc chiến tranh ở Iraq, một trong “những sự kiện chính của thập kỷ qua” theo lời của John O’Farrell. Ông Tony Blair cho rằng còn quá sớm để đưa ra các phán xét về những gì đã và đang diễn ra tại Iraq. Thủ tướng Anh vẫn kiên định ủng hộ quyết định sáng suốt của mình, cho dù các bằng chứng về sự tồn tại của vũ khí hủy diệt hàng loạt là giả mạo.

 

“Tôi đã nói rằng chúng ta phải nói lời xin lỗi về việc thông tin trên không chính xác, nhưng tôi sẽ không nói lời xin lỗi về việc đã lật đổ tổng thống Saddam”. Sau đó, chuyên gia xã luận đề cập tới giáo dục, chủ đề trọng tâm của ông Blair trước khi được bầu.

 

-         Ông cho rằng đã có những cải thiện đáng kể?

 

-         Đúng thế, Thủ tướng Anh trả lời sau một hồi suy nghĩ và dẫn chứng về việc tăng tỷ lệ thành công ở tốt nghiệp cấp trung học cơ sở (CSE).

 

Ông biện bạch, tuy chi phí học đại học cao nhưng lượng sinh viên vẫn tăng và các trợ cấp cho sinh viên nghèo đã được xúc tiến mạnh. Sau đó, ông lái sang chủ đề y tế, một trong những lĩnh vực được chính phủ của ông Blair đầu tư mạnh và thu được những cải cách nhất định.

 

Thủ tướng Anh Tony Blair - 10 năm tự ngẫm - 1

Ông Blair trả lời câu hỏi trên YouTube

Ông Blair giải thích: “Người bệnh ngày càng có nhiều quyền, nhiều lựa chọn hơn” và tỏ vẻ tự hào về chiến dịch cải cách thời gian chờ đợi của người bệnh, vấn đề chính tồn tại trước khi ông Blair lên nắm quyền. “Nếu chúng ta tiến hành cải cách tốt, chỉ đến cuối năm nay, người bệnh chỉ phải chờ tối đa 8 tuần để được bác sỹ đa khoa khám và mổ”.

 

Phần thứ 5 của cuộc nói chuyện là về vị thế của Xcốtlen, vấn đề mang tính thời sự vì ngày 3/5, cử tri nước này đi bỏ phiểu bầu lại Nghị viện. Cuộc bỏ phiếu này mang tính quyết định: đảng Quốc gia Xcốtlen (SNP) dẫn đầu các cuộc thăm dò và ứng cử viên của đảng này hứa hẹn một cuộc trưng cầu dân ý về một Nghị viện Xcốtlen tự trị. Trong đoạn video, ông Tony Blair cương quyết bảo vệ kế hoạch của mình, trong đó có việc thành lập một Nghị viện Xcốtlen tự trị do tình hình tại nước này rất ổn định.

 

Trả lời về các vấn đề nhập cư, ông biện hộ cho chính sách kết hợp giữa thừa nhận các lợi ích mà người nhập cư mang lại vối kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề này. Cuối cùng, hai ông nói về thay đổi khí hậu. Theo ông Blair, nếu không có một hiệp ước quốc tế, con người sẽ không thể có bất cứ hành động nào, ám chỉ việc nước  không ký vào Nghị định thư Kyoto về thay đổi khí hậu, trong khi Trung Quốc và Ấn Độ đã tham gia.

 

“Chỉ có một cách duy nhất giải quyết vấn đề này là nước Mỹ ký vào một hiệp ước mới và tôi tin rằng điều đó là có thể”. Thủ tướng Anh cũng tin tưởng vào kết quả của các cuộc thảo luận về vấn đề này giữa các nước G8, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mexico và Nam Phi.

 

Cuối cùng, ông John O’Farrell hỏi thủ tướng Anh, liệu ông có nghĩ rằng mình đã biết sử dụng một cách tốt nhất các phương tiện quyền lực có trong tay trong thời gian tại quyền. Ông Tony Blair trả lời: “Nếu làm nghề này, anh phải phân tích có những điều lẽ ra mình đã có thể làm tốt hơn và đó cũng là bản chất của công việc, nhưng tôi tin cuối cùng, chính nhân dân là người đưa ra phán xét đúng đắn nhất”.

 

Theo một cuộc thăm dò do tờ The Observer mới tiến hành, có 58% người Anh cho rằng nước Anh không hạnh phúc hơn năm 1997. Có 69% tuyên bố vương quốc này đang ngày càng trở nên nguy hiểm hơn và cuộc chiến tại Iraq là thất bại nặng nề nhất của ông Tony Blair.

 

Ngọc Nhàn

Theo Le Monde

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm