1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Thói quen tự hành xác kỳ cục của giới trẻ Mỹ

Rất nhiều thanh niên Mỹ ngày nay có ý tưởng kỳ cục là muốn tự hành hạ thân xác mình với hy vọng giảm bớt những đau đớn về tinh thần.

Hiện cánh tay của Vanessa không còn tàn tích của những vết thương. Nhưng sự thật là cô sinh viên năm thứ nhất này đã có một hành động kỳ lạ: ban đầu là tự làm trầy xước cánh tay mình bằng một mẩu chất dẻo sắc nhọn, sau đó là bằng dao cạo và tiếp đó là những con dao làm bếp.

 

Sau lần đó, cô đã đeo nhiều chiếc vòng tay nhằm che đậy vết thương của mình. ở tay chưa đủ, Vanessa bắt đầu "gọt" những chỗ dễ nhận thấy trên cơ thể mình và cảm thấy rất vui: "Tôi là người có tính sáng tạo".

 

Cô bé Michelle 13 tuổi hiện đang được điều trị tại bệnh viện Vista Del Mar cho biết, tất cả các học sinh nữ lớp 7 ở trường của cô đều đã từng thử tự hành hạ cơ thể mình, ngoại trừ những người thật sự thông minh và tỉnh táo.

 

Đối với mọi người, nhất là các bậc phụ huynh, trò chơi tự làm tổn thương mình (self-mutilation - SM) kiểu như của Vanessa có lẽ là điều chưa ai nghĩ tới. Vanessa không phải là thành viên của những nhóm quá khích, nhưng cô nằm trong số ngày càng đông thanh niên Mỹ có ý tưởng kỳ cục này.

 

Các bác sĩ cho biết, khi bị thương, cơ thể sẽ tiết ra một loại chất có thể giúp làm giảm cơn đau, nhưng hành động này sẽ để lại những vết thương thực sự và có thể rất nghiêm trọng.

 

Một cuộc điều tra gần đây trên tạp chí Journal of Abnormal Psychology cho thấy khoảng 14-39% thanh niên Mỹ có ý định điên rồ này và dự báo con số trên có thể tăng lên. Theo những SM, sự đau đớn khi thân xác bị hành hạ sẽ giúp làm giảm sự lo lắng về tinh thần.

 

Thường thì mức độ tự làm đau bản thân phụ thuộc vào mức độ vết thương tinh thần của chúng. Một điều lạ là tỷ lệ nữ thanh niên thích sử dụng hình thức này lại cao hơn nam thanh niên; và rất nhiều trong số này thậm chí đang sống trong những gia đình hạnh phúc, không hề có dấu hiệu bị lạm dụng hay hành hạ. Bên cạnh đó, một điều dễ nhận thấy là hầu hết những đứa trẻ muốn sử dụng hình thức hành xác lại không hề muốn kết liễu bản thân.

 

Theo các nhà tâm lý học, giải thích hiện tượng này thậm chí còn khó hơn là giúp các SM vượt qua nó. Được phát triển bởi nhà tâm lý học Marsha Linehan của trường đại học Washington ở Seattle, DBT (dialectical behavior therapy) được đánh giá là một trong những liệu pháp hiệu quả nhất trong việc điều trị những căn bệnh về tinh thần.

 

DBT được xây dựng dựa trên cơ sở khuyên nhủ các SM, đồng thời khuyến khích các gia đình chấp nhận, động viên các SM thay đổi, kiềm chế cơn bốc đồng, nỗi đau...

 

Bố của Melanie, người vừa kết thúc khóa điều trị liệu pháp DBT cho biết "mỗi khi ý định đó xuất hiện, Melanie đều tìm một cái gì đó để làm, chẳng hạn như dọn dẹp lại căn phòng của mình".

 

Phần lớn những người đã từng mắc triệu chứng này đều nhất trí rằng, một trong những điều mà SM có thể làm là cởi mở, tâm sự một cách chân thật với bố mẹ, thầy cô và bạn bè, thay vì kìm nén và chịu đựng - một suy nghĩ rất có thể làm gia tăng những ham muốn hành hạ bản thân.

 

Theo Quốc tế