1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Thỏa thuận Normandy: Đạt được đã khó, thực hiện còn khó hơn

Kết quả thực sự của cuộc đàm phán hôm 13-2 tại thủ đô Belarus về việc giải quyết xung đột ở miền Đông Ukraine là những người tham gia trong “Nhóm tiếp xúc ba bên” đã ký văn kiện mang tên "Giải pháp tổng thể thực hiện Hiệp định Minsk".

Tại thủ đô Belarus, Tổng thống Nga, Tổng thống Ukraine, Thủ tướng Pháp và Thủ tướng Đức đã không ký kết văn kiện nào, mà đã thông qua tuyên bố hỗ trợ văn kiện “Giải pháp tổng thể 13 điểm” nhằm thực hiện thỏa thuận Minsk do “Nhóm tiếp xúc ba bên” soạn thảo.

Phân tích nội dung thỏa thuận, một số phương tiện truyền thông và giới chuyên gia đi theo hướng xem xét các điều khoản để xem ai là người thắng cuộc, ai "bị mất mát" và mỗi bên đàm phán đang theo đuổi các lợi ích gì.

Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng vấn đề chính không phải là thỏa thuận mới tốt đẹp ra sao, mà là việc thoả thuận đó sẽ được thực hiện như thế nào. Trước hết, câu chuyện ở đây là về lệnh ngừng bắn, thành lập khu phi quân sự và rút vũ khí hạng nặng ra đến khoảng cách an toàn.

OSCE sẽ giám sát lệnh ngừng bắn, đại diện Bộ tham mưu Ukraine và Nga sẽ hỗ trợ họ. Ngày hôm nay dự kiến sẽ có cuộc gặp trưởng tham mưu trưởng Nga Valery Gerasimov và người đồng cấp Ukraine Viktor Muzhenko. Có một cơ hội để sắp tới sẽ nối lại hoạt động của Trung tâm chung theo dõi thực hiện thỏa thuận.

Thỏa thuận ngừng bắn đã được ký nhưng thực hiện là điều rất khó

Thỏa thuận ngừng bắn đã được ký nhưng thực hiện là điều rất khó

Quyết định các vấn đề khác - tình trạng của các khu vực ly khai là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk, bầu cử địa phương, kiểm soát biên giới và cải cách hiến pháp sẽ kéo dài đến cuối năm 2015. Các điều khoản được sắp xếp theo trình tự thời gian có thể thực hiện.

Tức là, nếu các bên không đạt được thỏa thuận chấm dứt hoàn toàn tình trạng chiến tranh, thì các bên sẽ không bao giờ đạt đến giai đoạn đàm phán về tình trạng các vùng lãnh thổ do lực lượng ly khai kiểm soát. Bởi vậy, những rủi ro vi phạm các điểm riêng biệt trong hiệp định là khá cao.

Trợ lý giáo sư về lý luận chính trị tại Học viện Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO), ông Kirill Koktysh cho biết, tuy tiềm ẩn rủi ro nhưng thỏa thuận mới vẫn đảm bảo hòa bình tạm thời trong một thời gian. Tất cả phụ thuộc vào việc các bên xung đột có sẵn sàng để tìm kiếm giải pháp đôi bên cùng chấp nhận được hay không.

Nguyên thủ quốc gia Đức, Pháp, Nga, Ukraine tại cuộc đàm phán

Nguyên thủ quốc gia Đức, Pháp, Nga, Ukraine tại cuộc đàm phán

Ông Koktysh cho rằng: "Nga và Ukraine không mất gì" và nếu thỏa thuận thực thi, thì châu Âu sẽ được lợi nhất, bởi sự leo thang khủng hoảng Ukraine đe dọa sự tồn tại và phát triểm tiếp theo của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, thỏa thuận Minsk có thể gây bất bình hoặc thậm chí sự phản đối mạnh mẽ từ giới cực đoan Ukraine.

Tất nhiên là địa chính trị tập trung mũi nhọn vào các lợi ích quốc gia chủ yếu của nước này hay nước khác. Nhưng điều quan trọng nhất là cuộc sống, sức khỏe và tương lai của những người lọt vào tâm chấn của vụ va chạm lợi ích địa chính trị. Và do đó, cần phải giải quyết càng sớm càng tốt vấn đề hỗ trợ các khu vực dân cư trong vòng chiến sự.

Ở giai đoạn này, thái độ kiềm chế của các bên tham gia xung đột và ý muốn chân thành của họ để chấm dứt cuộc đối đầu quân sự là điều kiện tiên quyết quan trọng nhất cho sự hòa giải. Nhưng ngoài việc ký kết thỏa thuận còn có nhiệm vụ bảo đảm sự kiểm soát về việc thực hiện nó.

Các nhà đàm phán đã nhất trí về vấn đề nhân đạo và kinh tế. Cần phải khôi phục quan hệ kinh tế xã hội Donbass với Kiev, bao gồm cả việc nối lại thanh toán trợ cấp và lương hưu. Việc thực hiện điều khoản thỏa thuận đặc biệt này sẽ làm sáng tỏ các nhà chức trách Ukraine có quan tâm đến thiết lập hòa bình hay không.
 
Theo Đức Thắng/Sputniknews
An ninh Thủ đô