1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Thổ Nhĩ Kỳ lặp lại kịch bản Ukraine?

Cũng giống như Ukraine, các nghĩ sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành ẩu đả trong quốc hội vì bất mãn với những chính sách của Chính phủ.

Nghị sĩ Thổ Nhĩ Kỳ ẩu đả trong Quốc hội

Tại phiên họp ngày 2/5 trong một phiên thảo luận sửa đổi Hiến pháp, một cuộc ẩu đả được miêu tả không khác gì dân chợ búa được diễn ra ngay chính Quốc hội của Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau một hồi tranh luận không ai chịu ai rất căng thẳng, các nghị sĩ thuộc đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền và các nghị sĩ đến từ đảng Dân chủ Nhân dân (HDP) ủng hộ người Kurd đã lao vào "choảng" nhau một cách "nhiệt tình". Họ sử dụng tất cả những gì có thể ném được, thậm chí là chai nước để tấn công nhau.

Một số xô đẩy nhau, số khác thì nhảy lên bàn và lao vào đấm đá nhau túi bụi, vài người thì nấp xuống dưới gầm bàn. Vụ việc khiến nhiều người bị thương nhẹ và người đứng đầu HDP tại quốc hội Idris Baluken thậm chí còn phải sơ cứu bằng dụng cụ y tế.

Nghị sỹ Thổ Nhĩ Kỳ ẩu đả trong quốc hội.
Nghị sỹ Thổ Nhĩ Kỳ ẩu đả trong quốc hội.

Giới truyền thông nhận định đây là cuộc ẩu đả dữ dội nhất trong lịch sử họp Quốc hội của quốc gia này.

Trước đó hôm 28/4, một phiên họp khác về vấn đề này cũng đã bị hoãn lại do ẩu đả xảy ra. Dự luật này do đảng cầm quyền AKP đề xuất cuối cùng cũng đã được thông qua. Theo đó, các thành viên quốc hội sẽ không còn quyền miễn bị truy tố pháp lý.

Đảng đối lập Dân chủ nhân dân (HDP) ủng hộ người Kurd cho rằng luật này chĩa mũi dùi vào họ và nhằm đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Tổng thống Erdogan, người thành lập đảng AKP nói rằng các thành viên đảng HDP phải bị truy tố. Ông Erdogan cáo buộc HDP dung túng cho nhóm vũ trang người Kurd PKK.

Kịch bản Ukraine lặp lại?

Thực tế đây không phải là lần đầu tiên các nghị sĩ Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng bày tỏ sự thất vọng với các quyết định của chính quyền Erdogan.

Hồi tháng 1/2014, cuộc họp quốc hội ở thủ đô Ankara cũng trở nên hỗn loạn sau khi các nghị sĩ tung nắm đấm, quăng chai lọ thậm chí là iPad vào nhau.

Cuộc tranh cãi của các nghị sĩ xung quanh dự luật kiểm soát việc chỉ định thẩm phán và công tố viên do chính phủ đề xuất. Theo đó, chính phủ sẽ hạn chế quyền hạn của Hội đồng Thẩm phán và Công tố viên tối cao (HSYK).

Không chỉ “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với nhau, các nghị sĩ và hàng chục nghìn người Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã xuống đường biểu tình phản đối chính phủ khiến Ankara rơi vào trạng thái tê liệt.

Hồi tháng 2 năm nay, bà Feleknas Udzha, một nghị sĩ từ Đảng Dân chủ Nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ cũng cáo buộc các quân nhân trong cái chết của gần 150 người Kurd ở tỉnh Sirnak, phía đông - nam nước này.

“Ở huyện Chizre, tỉnh Sırnak, gần 150 người trong các ngôi nhà đã bị thiêu sống bởi các quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ. Một số thi thể được tìm thấy đã bị chặt đầu”, bà Feleknas Udzha nhấn mạnh.

Ngoài ra, bà nói thêm rằng tất cả các nạn nhân trong khu vực giáp biên giới với Syria và Iraq đều là người dân tộc Kurd.

Kịch bản Ukraine đang lặp lại với Thổ Nhĩ Kỳ?
Kịch bản Ukraine đang lặp lại với Thổ Nhĩ Kỳ?

Trước đó, khi chính quyền Erdogan bỏ ngoài tai những lời cảnh báo từ cộng đồng thế giới và tiếp tục nã pháo vào lực lượng quân người Kurd, các nghị sĩ nước này cũng đã đồng loạt lên tiếng cảnh báo Ankara nên dừng lại, nếu không sẽ gặp phải trả giá đắt cho việc này.

Giới phân tích cho rằng, kịch bản của Ukraine đang lặp lại với Thổ Nhĩ Kỳ khi chính quyền Erdogan đã tiến hành nhiều kế hoạch không hợp lòng dân.

Còn nhớ hôm 12/12/2015, cuộc họp Quốc hội ở Ukraine đã trở thành bãi chiến trường sau khi một nghị sĩ đảng đối lập có tên là Barna đứng lên tặng hoa hồng và kéo cựu Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk ra khỏi bục phát biểu.

Hàng chục nghị sĩ khác đã ập đến bảo vệ ông Yatsenyuk, khiến cuộc ẩu đả lan rộng khắp phòng họp.

Sau sự cố trên, nội tình Ukraine tiếp tục trở nên rối loạn, căng thẳng, làn sóng phản đối chính phủ ngày càng lên cao. Và như một giải phát nhằm làm yên lòng dư luận, chính quyền Kiev đã quyết định khai trừ một số nghị sĩ cũng như trấn an dân chúng.

Đến ngày 14/4, Ukraine đã quyết định bổ nhiệm ông Vladimir Groysman giữ chức vụ thủ tướng thay thế ông Yatsenyuk. Tuy nhiên từ khi đảm nhiện vị trí mới cho đến nay, tình hình Ukraine vẫn không có gì khởi sắc, khủng hoảng chính trị, cáo buộc tham nhũng vẫn tiếp tục tồn tại và là gánh nặng cho nền kinh tế.

Kết cục của Kiev hiện nay không quá bất ngờ khi các nghệ sĩ cũng như người dân bất mãn với các quyết định của chính phủ. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ cũng vậy. Nếu tiếp tục thực hiện những biện pháp đi ngược lại quyền lợi của người dân, một tương lai u ám sẽ khiến chính quyền Ankara đương nhiệm gục ngã.

Theo Trung Dũng (Tổng hợp)

Đất Việt