1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Thổ Nhĩ Kỳ đừng dại thách thức lợi ích Mỹ

Mỹ không vì Thổ Nhĩ Kỳ mà đánh nhau với Nga đến người cuối cùng.

Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) là thành viên trong khối NATO có lực lượng đông nhất sau Mỹ, là quốc gia Hồi giáo duy nhất trong liên minh mà đã từng có Đế chế Ottoman một thời lừng lẫy. Và kể từ khi ông Erdogan lên làm Tổng thống TNK, tham vọng đế chế, cường quốc khu vực trỗi dậy.

Erdogan cũng giống Đế chế Ottoman, coi TNK như lực lượng tiên phong của người Sunni từ vùng Kavkaz đến Trung Đông và cả Bắc Phi. Tái thiết lập địa vị thống trị của người TNK là xương sống trong chính sách đối ngoại hung hăng của Erdogan.

Cái khó khăn của TNK là phải nằm trong một liên minh quân sự NATO nhưng lại có tư tưởng trỗi dậy của một “con sói đơn độc” hùng cứ một phương. Đã có lần TNK bất chấp NATO kiên quyết mua hệ thống phòng không H-9 của Trung Quốc thay vì của Mỹ khiến Mỹ-NATO phải gây áp lực mạnh TNK mới chịu hủy bỏ hợp đồng.

TNK cũng gây thù chuốc oán với Saudi Arabia, Israel…đồng minh thân cận của Mỹ. Đã có lần TNK cậy điều 5 của hiệp ước NATO để gây loạn nhằm đạt mục đích cá nhân như bắn hạ máy bay SU-24 của Nga; tấn công vào Mosul của Iraq. Đã có lần TNK không cho phép Mỹ và liên minh dùng sân bay để tấn công IS…

Nói chung, TNK có thể sẵn sàng mạo hiểm đưa khối quân sự NATO vào chiến tranh nếu phải thực hiện theo điều 5 của hiệp ước để phục vụ cho lợi ích bá quyền của mình. Và đương nhiên, đây là điều Mỹ không thể chấp nhận dưới cái gậy chỉ huy của mình có một thành viên như thế.

Nói rằng “phải” vì tham vọng và khả năng của TNK chênh nhau quá lớn. Nếu TNK  tách ra khỏi khối NATO, tư tưởng trỗi dậy hùng cứ Trung Đông sẽ bị bóp chết liền.

Ai bẫy ai khi SU-24 Nga bị bắn hạ?

Trả lời trong cuộc họp báo mới đây cho câu hỏi liệu có bên thứ ba nào không trong vụ SU-24 bị bắn rơi, ngay cả Tổng thống Nga Putin cũng không biết chắc rằng có ai đó trong giới lãnh đạo TNK....Tuy nhiên, dư luận thế giới cũng không ngạc nhiên nếu như TNK đã thông qua Mỹ trước đó.

Giả sử có bên thứ ba là Mỹ thì trong vụ SU-24 ai bẫy ai?

Tại sao ta lại đặt vấn đề “ai bẫy ai” ra đây, bởi vì có thể nói biến cố SU-24 bị bắn hạ đã tạo ra một bước ngoặt lớn về quân sự cũng như chính trị trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria và Iraq (chúng ta sẽ đề cập sau).

Thổ Nhĩ Kỳ đừng dại thách thức lợi ích Mỹ - 1
Thổ Nhĩ Kỳ đừng dại thách thức lợi ích Mỹ - 2

Sau cuộc gặp của 2 Tổng thống này (chỉ có 2 phiên dịch) ảnh trên, tiếp theo là chuyến đi của J. Kerry đến Moscow tình thế Syria đã có bước ngoặt lớn.

Trước hết là Nga. Nga xác định là bị TNK đâm sau lưng thì nhất định Nga không đem tính mạng 2 phi công của mình ra để bẫy. Thực tế đã chứng minh SU-24 Nga bị bắn hạ khi đang hoạt động trong không phận Syria.

Về phần TNK. Bắn rơi SU-24 Nga, TNK đã bị Nga trả đũa không thương tiếc khiến Tổng thống TNK phải than thân trách phận, hối hận, rằng “Ước chi điều đó, bắn hạ SU-24 của Nga, không xảy ra…”.

Vậy thì chỉ có Mỹ được lợi? Mỹ chỉ cung cấp đường bay, vị trí cho các ngài; Mỹ khẳng định chắc chắn là Nga không gây chiến tranh với nước các ngài. Nhưng lưu ý là Mỹ không vì các ngài để đánh nhau với Nga đến người Mỹ cuối cùng, cho nên, bắn hay không là tùy các ngài, thưa ngài Tổng thống Erdogan hậu duệ của Đế chế Ottoman kính mến!.

Không biết từ cơ sở nào, ngài Erdogan hạ quyết tâm bắn hạ. Và kết quả là Nga và TNK lao vào một trận chiến thù địch. Mỹ không cần ra tay, TNK đã bị Nga triệt hạ.

Về chính trị, TNK đã không còn có vị thế gì trong chính trường Trung Đông và đã lộ rõ nguyên hình tiếp tay cho khủng bố…Cái gọi là “lực lượng tiên phong của người Sunni từ vùng Kavkaz đến Trung Đông và cả Bắc Phi” mà THK nung nấu đã thành mây khói. Và nếu như bàn về một giải pháp chính trị tại Syria thì TNK đứng ngoài rìa.

Về quân sự, toàn bộ tuyến biên giới với cơ sở hạ tầng, lực lượng mà TNK hỗ trợ, nuôi dưỡng, huấn luyện nhằm lật đổ chế độ Assad bị Nga phá sạch trong chưa đầy 4 tuần. Đường dây mua dầu lậu ăn cướp của Syria bị Nga phanh phui và đánh sập. Nga triển khai các hệ thống phòng không hiện đại, máy bay tiêm kích ồ ạt sang khu vực Latakia khiến cho cái “quy tắc giao chiến mới” đầy ngạo mạn, hung hăng thành quy tắc “nằm im”…

Về an ninh, nỗi nhức nhối về người Kurd trong nước PKK và người Kurd Syria YPG càng bị phát tán mạnh thành sự bất ổn khi Nga ra mặt hỗ trợ vũ khí trang bị cho YPG và quan hệ với PKK cùng với phe đối lập trong TNK.

Như vậy, TNK còn có thể “trỗi dậy hùng cứ một phương” được nữa hay không? Có dám thách thức lợi ích Mỹ tại Trung Đông nữa không?

(>>Bài tiếp: Bước ngoặt lớn sau biến cố SU-24 và Liệu Nga-Mỹ đã có thỏa thuận bí mật?)

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt