1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Thế giới Hồi giáo lại nổi giận vì tranh biếm hoạ Mohammed

(Dân trí) - Hôm 9/10, Đài truyền hình quốc gia Đan Mạch TV2 đã cho phát đi cuốn băng có nội dung chế giễu đấng tiên tri Mohammed, linh hồn của thế giới Hồi giáo. Sự việc này lại một lần nữa châm ngòi cho làn sóng phản đối mạnh mẽ trong thế giới Hồi giáo.

Cuốn băng do những thành viên trẻ tuổi của Đảng nhân dân Đan mạch (PPD, một đảng cực hữu, thực hiện. Trong đoạn băng khán giả được thấy hình ảnh nhà tiên tri Mohammed, do một thành viên trong PPD đóng. Người này đội một chiếc khăn vành, mang theo chất nổ gài ở thắt lưng và đứng trước một nữ trợ tá tươi cười vui vẻ. Tuy nhiên tác giả của vai diễn này không xuất hiện trực hiện mà quay lưng lại về phía  người xem.

 

Khi chương trình được phát đi, ngay lập tức, toàn thể những người đạo Hồi trên thế giới đã bày tỏ thái độ vô cùng tức giận. Họ kêu gọi biểu tình phản đối và buộc Chính phủ Đan Mạch phải xin lỗi.

 

Trong thông cáo báo chí của tờ nhật báo "Độc lập" Al-Ghad, Bộ trưởng tôn giáo Jordan, ông Abdel Fattah Salah khẳng định: "Người Hồi giáo chúng tôi sẽ phản ứng quyết liệt trước sự xúc phạm nặng nề này và điều đó là hoàn toàn hợp lý". Ông cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ kiện lên các mặt trận ngoại giao và mặt trận chính trị quốc tế để chấm dứt mọi sự phỉ báng chống lại đạo Hồi cũng như những biểu tượng liên quan đến đạo Hồi".

 

Những người anh em đạo Hồi Ai Cập cũng kịch liệt lên án cuốn băng và kêu gọi một chiến dịch tẩy chay sản phẩm của tất cả những nước cho phép các "hành động kiểu này".

 

Còn các quan chức Hồi giáo Indonesia cũng đã đưa ra lời cảnh cáo với Chính phủ Đan Mạch vì họ đã cho phép kênh truyền quốc gia TV2 hành động như vậy.

 

Chắc hẳn người dân Đan Mạch vẫn chưa quên vụ tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten đã tung ra các bức tranh châm biếm nhà tiên tri Mohammed vào tháng 10/2005. Sự việc đã khiến cho giới Hồi giáo vô cùng phẫn nộ. Hậu quả là 140 người thiệt mạng. Còn vụ việc lần này cũng đang khiến nguy cơ một làn sóng phản đối bạo lực khác có thể trở lại.

 

N.T.H

Theo Observateur