1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tên lửa Tomahawk và SM-6: Vũ khí hai trong một của Mỹ

Theo tạp chí National Interest, để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng, Mỹ đã tích hợp thêm tính năng diệt hạm cho tên lửa Tomahawk và SM-6.

Để trở thành tên lửa "hai trong một", SM-6 phải nhận nhiệm vụ vừa phòng thủ vừa đối kháng trên biển, giúp hải quân Mỹ mở rộng không gian hoạt động cho các tàu chiến lớp Aegis.

Trong khi đó, tên lửa hành trình Tomahawk sẽ được bổ sung chức năng chống hạm biến "sứ giả chiến tranh" của Mỹ thành sát thủ toàn năng đầy uy lực.

SM-6 – tên lửa 2 trong 1

Nói về kế hoạch này của Hải quân Mỹ, chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar của National Interest cho biết, SM-6 từ lâu đã được nhìn nhận là một mẫu tên lửa phòng thủ và phòng không rất mạnh nhưng đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc cho biết vũ khí này còn có cả năng lực chống hạm.

Để hoàn thành nhiệm vụ kép, SM-6 được tích hợp hệ thống kết nối mạng và radar dò tìm chủ động, được thiết kế để tấn công các mục tiêu ngoài tầm quan sát radar của tàu.

Sử dụng hệ thống tác chiến kiểm soát hỏa lực hỗn hợp của hải quân, một tàu chiến lớp Aegis có thể tấn công các mục tiêu ngoài đường chân trời nhờ dùng dữ liệu chỉ thị mục tiêu từ máy bay cảnh báo sớm E-2D "Mắt Diều hâu" tối tân.

SM-6 sẽ trở thành tên lửa 2 trong 1 của Hải quân Mỹ.
SM-6 sẽ trở thành tên lửa 2 trong 1 của Hải quân Mỹ.

Phạm vi hoạt động của một radar dải tần S trên chiến hạm lớp Aegis đạt khoảng 402,3 km đối với mục tiêu bay ở độ cao 9,1 km. Trong trường hợp mục tiêu bay thấp hơn, tầm dò của radar cũng bị thu hẹp và đây chính là lúc máy bay cảnh báo sớm E-2D phát huy tác dụng. Giới phân tích cho rằng tầm bắn của tên lửa SM-6 còn có thể vượt qua phạm vi 402 km.

Máy bay E-2D có khả năng theo dõi những mục tiêu trên mặt nước và trên không, vì thế khi kết hợp với tên lửa SM-6, tổ hợp này sẽ giúp các tàu chiến Mỹ tấn công hiệu quả các tàu mặt nước đối phương từ ngoài đường chân trời bởi vận tốc của tên lửa lên tới 1.191 m/s.

Đầu đạn của SM-6 tương đối nhỏ, nhưng với khả năng đánh chặn được tên lửa đạn đạo, SM-6 hoàn toàn đủ sức tiêu diệt chiến hạm của đối phương chỉ sau một lần bắn trúng.

"Đây là một vũ khí hải đối không tuyệt vời", ông Carter nhấn mạnh. "SM-6 là một trong những vũ khí uy lực và tiên tiến nhất của chúng tôi". Cũng theo ông, do SM-6 là tên lửa "hai trong một" nên đây là giải pháp tiết kiệm chi phí.

Dù đầu đạn nhỏ nhưng SM-6 vẫn sẽ phát huy hiệu quả trong thực chiến nhờ tốc độ đầu đạn. Động năng từ một tên lửa tốc độ siêu thanh có thể tạo ra sức công phá rất lớn, nhất là với các tàu chiến có lớp giáp mỏng như hiện nay, chuyên gia Majumdar cho hay.

Tomahawk - sát thủ toàn năng

Với trường hợp của Tomahawk, National Interest dẫn tuyên bố của cựu quan chức Hải quân Mỹ, Byran McGrath cho rằng Washington đã không trang bị thêm bất kỳ lớp tàu chiến nào có thể phóng tên lửa diệt hạm từ năm 1999 đến nay.

“Không có con tàu nào trong kho của chúng tôi có thể vô hiệu hóa tàu khác bằng vũ khí sẵn có ngoài phạm vi 70 dặm (tầm bắn của tên lửa Harpoon) và không có tàu mới nào phóng được tên lửa Harpoon được bổ sung kể từ năm 1999" – ông McGrath nhấn mạnh.

Vì vậy, giải pháp tình thế lúc này đó là tích hợp thêm cho Tomahawk thành tên lửa hành trình tấn công kép, tức kiêm luôn vai trò diệt hạm bên cạnh chức năng tấn công trên bộ. Sau khi cải tiến, tên lửa có thể diệt hạm trong phạm vi 1.850 km.

Hải quân Mỹ phóng tên lửa Tomahawk Block IV.
Hải quân Mỹ phóng tên lửa Tomahawk Block IV.

Tuy nhiên trên thực tế, ngay từ tháng 5/2015, Công ty Raytheon đã tiến hành thử nghiệm thành công khả năng đánh mục tiêu di động của tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk Block IV. Để có khả năng này, Raytheon trang bị cho phiên bản Block IV đầu tự dẫn.

Trong quá trình thử nghiệm, máy bay mang Т-39 đã mô phỏng bay tên lửa hành trình với đầu tự dẫn cải tiến của Tomahawk Block IV lắp trên máy bay. Nó được trang bị bộ xử lý đa năng module thế hệ mới với anten thụ động, cho phép bảo đảm dẫn và bám các mục tiêu bức xạ di động.

Đầu tự dẫn thụ động và bộ xử lý cho phép nhận các tín hiệu từ các mục tiêu trong tình huống điện từ phức tạp. Theo ông Chris Sprinkle – quản lý chương trình phát triển Tomahawk của Raytheon, lợi thế của hệ thống thông tin loại này cho phép tăng cường khả năng theo dõi và tiêu diệt mục tiêu di chuyển cả trên mặt đất và trên mặt nước.

Tomahawk Block IV không chỉ có khả năng thay đổi mục tiêu sau khi bắn đi mà còn có khả năng gửi các hình ảnh thời gian thực về mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả sau trận chiến.

Ngoài ra Tomahawk Block IV còn có khả năng nhận các thông tin về mục tiêu từ hệ thống máy bay không người lái.

Tomahawk Block IV cũng có hệ thống định vị bằng camera có tên hệ thống so sánh điện tử - quang học. Không chỉ có vậy, Tomahawk còn có bộ chống nhiễu GPS để có thể hoạt động trong môi trường GPS bị gây nhiễu, không thể hoạt động hiệu quả.

Video Mỹ phóng tên lửa SM-6:

Theo Mỹ Đức

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm