1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Tên lửa SM-3 Block IIA khiến S-400 lép vế

Được đánh giá là những tên lửa ưu tú nhất của Nga và Mỹ, tuy nhiên khả năng đánh chặn của SM-3 Block IIA khiến tên lửa 40N6 của S-400 lép vế.

Siêu tên lửa Mỹ

Hiện nay hệ thống Aegis Mỹ đã phát triển khá nhiều phiên bản của dòng tên lửa Standar Missile 3 (SM) hay còn gọi là RIM-161. Giá thành của loại tên lửa này từ 10-24 triệu USD, tùy theo từng phiên bản.

Phiên bản Block IA/B có tầm phóng vào khoảng 700 km, độ cao đánh chặn 500km, tốc độ 3km/s (Mach 10.2); Block IIA tầm phóng 2500 km, độ cao đánh chặn 1500km, tốc độ hơn 4,5km/s (Mach 15.25)

Tên lửa SM-3 Block IIA là tên lửa đánh chặn với thiết kế 3 tầng chính và 1 tầng trợ đẩy, sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Tên lửa có trọng lượng 1,5 tấn, chiều dài 6,55m, sải cánh 1,53m.

Mỹ thử nghiệm tên lửa SM-3 Block IIA.
Mỹ thử nghiệm tên lửa SM-3 Block IIA.

Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến với động cơ tăng tốc hành trình cỡ lớn cho phép bay với tốc độ tối đa 15.25 mach (khoảng 5,6km/s) và tiến công mục tiêu ở cự li lên tới 2.500km.

Các tên lửa SM-3 được sử dụng trên tàu chiến trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực Aegis kiểu 5.1 và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK-41. Mỗi chiến hạm Aegis của Mỹ được trang bị từ 4 hoặc 6 quả tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3.

Quá trình đánh chặn của SM-3 chia làm 4 giai đoạn. 2 giai đoạn đầu, hệ thống động lực đẩy tên lửa bay vào tầng khí quyển, giai đoạn 3 nó điểm hỏa hai lần, đẩy tên lửa đánh chặn bay vượt lên trên tầng khí quyển trái đất.

Trước khi mỗi động cơ của tên lửa điểm hỏa, nó thu nhận và đọc dữ liệu định vị của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chuẩn đường bay đến mục tiêu. Giai đoạn 4 là nhiệm vụ của đầu đạn đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển hạng nhẹ (LEAP), có trọng lượng chỉ 23kg. Đầu tiên, nó sử dụng bộ cảm biến hồng ngoại để gây nhiễu mục tiêu, sau đó mới bắn hạ.

Cụ thể, tầng khởi động lúc bắt đầu phóng của tên lửa SM-3 Block IIA sử dụng động cơ khởi động nhiên liệu rắn MK-72. Sau khi rời hệ thống phóng thẳng đứng Mk41, SM-3 Block IIA chủ yếu được dẫn đường bằng hệ thống quán tính.

Khi cháy hết nhiên liệu, tên lửa sẽ tách tầng thứ nhất là MK-72 và kích hoạt động cơ tăng tốc hành trình hai chế độ MK-104. Giai đoạn này, tên lửa được dẫn hướng thông qua radar Aegis SPY-1 bố trí trên tàu mẹ.

Với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GPS, sau khi tách tầng đẩy MK-104, động cơ đẩy tăng cường MK-136 bắt đầu hoạt động. Hệ thống động cơ này hoạt động trong 30 giây sẽ kích hoạt và đưa tên lửa vượt ra ngoài tầng khí quyển.

Khi tầng đẩy MK-136 hết nhiên liệu, tên lửa sẽ tách lần cuối cùng và kết cấu tự dẫn sẽ đi vào hoạt động. Kết cấu tầng tự dẫn LEAP nặng 23kg được kích hoạt để kiểm soát và tấn công phá hủy mục tiêu.

Tên lửa 40N6 lép vế?

Rõ ràng, với khả năng của SM-3 Block IIA, tên lửa 40N6 của Nga có thể phải chịu lép vế? Theo những thông tin được lực lượng phòng thủ Nga tiết lộ, đạn tên lửa 40N6 của hệ thống S-400 có thể hạ gục mục tiêu trong phạm vi 400 km và độ cao 185 km, tức là gần tới không gian.

Hệ thống S-400.
Hệ thống S-400.

Mục tiêu của loại tên lửa này không phải là những vệ tinh quay quanh trái đất với quỹ đạo dễ đoán trước mà 40N6 có khả năng đánh chặn được các đầu đạn tên lửa tầm trung (IRBM) ở ngoài khí quyển tại kì cuối và các máy bay trong phạm vi tấn công.

40N6 thực sự là một bước tiến lớn đối trong việc bảo vệ không phận quốc gia Nga vì nó đã thay đổi hoàn toàn khả năng hoạt động của các hệ thống phòng không hiện có của nước này.

Nga hiện đang sở hữu khoảng 2.000 phiên bản khác nhau của hệ thống tên lửa phòng không S-300 Favorite và S-400 Triumph. Tuy nhiên, Nga hiện đã ngừng sản xuất các hệ thống tên lửa phòng không S-300 mới và chỉ nâng cấp phiên bản mới nhất, để tập trung chế tạo S-400.

Với tên lửa 40N6, các khẩu đội S-300 giờ cũng sẽ có thể vươn tới khả năng phòng thủ không gian. Cho tới thời điểm hiện tại, tên lửa phòng không hiện đại nhất của Nga là 48N6E2 mới chỉ có tầm bắn 200 km.

Với tầm bắn gấp đôi là 400km và sử dụng đầu đạn định vị radar chủ động, 40N6 có khả năng ngang bằng phiên bản mới nhất của tên lửa SM-3 Block IA-IB phóng từ biển của Mỹ, mới được biên chế vào tháng 4/2014 sau nhiều lần thử nghiệm thất bại.

Tuy nhiên, 40N6 lại kém xa SM-3 Block IIA ở nhiều chỉ số. Cụ thể, trong khi SM-3 Block IIA có tầm phóng 2500 km, độ cao đánh chặn 1500km, tốc độ hơn 4,5km/s (Mach 15.25) thì tên lửa 40N6 khiêm tốn hơn rất nhiều khi chỉ có thể đánh chặn mục tiêu tối đa trong phạm vi 400km ở độ cao 185km.

Clip Mỹ thử nghiệm tên lửa SM-3 Block IIA:

Theo Ngọc Hòa

Đất Việt