1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Tên lửa Mỹ đánh chặn từ ngoài đường chân trời

Theo trang Navy.mil ngày 29/9, Hải quân Mỹ vừa cho tên lửa SM-6 trên tuần dương hạm USS Princeton thực hiện pha đánh chặn lịch sử.

Hải quân Mỹ cho biết, trong cuộc thử nghiệm Hệ thống Kiểm soát Hỏa lực - Phòng không Tích hợp (NIFC-CA) hôm 22/9 ở mũi Mugu, California, tuần dương hạm lớp Ticonderoga này đã xử lý thành công dữ liệu truyền về từ một cảm biến trên không và phóng tên lửa tầm xa SM-6 tiêu diệt mục tiêu ngoài đường chân trời.

Phát biểu sau thử nghiệm, một đại diện của Hải quân Mỹ cho biết, kết quả này được coi là cú đánh chặn phòng không xa nhất từ trước tới nay mà chiến hạm Mỹ từng thực hiện, nó đã phá vỡ kỷ lục về tầm bắn do chính tên lửa SM-6 lập được trên tàu khu trục tên lửa USS John Paul Jones tại căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương hồi đầu năm 2016.

Hải quân Mỹ phóng tên lửa SM-6.
Hải quân Mỹ phóng tên lửa SM-6.

Dù được Hải quân Mỹ ca ngợi là cú đánh chặn lịch sử nhưng lực lượng này không tiết lộ tầm xa của cuộc thử nghiệm này, tuy nhiên theo những gì từng được Hải quân Mỹ công bố, tầm bắn tối đa của SM-6 chỉ vào khoảng 240km, độ cao diệt mục tiêu 33km và tốc độ hành trình Mach 3,5.

Theo nhà sản xuất Raytheon, SM-6 là siêu tên lửa phòng không tầm xa cấp chiến thuật được phát triển cho các tàu chiến của Mỹ để bảo vệ và mở rộng phạm vi chống lại tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái và máy bay chiến đấu của đối phương.

Tên lửa được phóng từ các bệ phóng thẳng đứng tiêu chuẩn Mk.41, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly ngoài vùng phát hiện của radar. Trong những cuộc thử nghiệm trước đây, SM-6 đã đánh chặn thành công tên lửa hành trình siêu âm tầm ngắn, tên lửa hành trình cận âm tầm thấp và tên lửa hành trình cận âm tầm trung.

Cùng với SM-6, đây cũng là lần thử nghiệm bắn đạn thật lần thứ 10 đối với NIFC-CA để trình diễn khả năng đánh chặn mục tiêu từ xa ngoài đường chân trời của khí tài này. Hải quân Mỹ nhận định, cuộc thử nghiệm này đã chứng tỏ hiệu quả của NIFC-CA trong chiến đấu.

Chuẩn đô đốc Jon Hill cho biết: "NIFC-CA là yếu tố thay đổi cuộc chơi với hải quân Mỹ, vì nó gia tăng phạm vi phát hiện, phân tích và đánh chặn mục tiêu trên biển. Cuộc thử nghiệm này là một thành công lớn, sẽ định hình tương lai chiến tranh trên biển".

Theo thông tin được Hải quân Mỹ công khai, NIFC-CA thuộc chương trình lớn gồm 4 thành tố trụ cột đóng vai trò như một chuỗi tiêu diệt cho hạm đội tàu chiến mặt nước: Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Baseline 9.0, Mạng cảm biến thời gian thực CEC, máy bay trinh sát E-2D Hawkeye và tên lửa SM-6.

Với những gì được nhà sản xuất Raytheon công khai, tên lửa SM-6 xứng đáng là loại tên lửa đánh chặn thuộc top đầu thế giới. Nhưng, chừng ấy là chưa đủ để Mỹ có thể tạo nên uy thế trước Nga.

Bởi theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov tiết lộ hồi đầu năm 2014, Moscow đang hoàn thiện hệ thống tên lửa phòng thủ S-500 (cả phiên bản trên hạm và mặt đất) có thể diệt mọi mục tiêu.

Thứ trưởng Yuri Borisov cho biết, S-500 có khả năng cùng lúc đánh chặn 10 quả tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn 3500 km, cự ly đánh chặn lí tưởng khoảng 600km. S-500 còn có khả năng bắn hạ vệ tinh tầm thấp và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) ở đoạn cuối, thậm chí là đoạn giữa hành trình.

Tuy nhiên, dù có khả năng đánh chặn siêu đẳng so với SM-6 nhưng đến thời điểm hiện tại, loại đạn tên lửa nào trang bị cho hệ thống S-500 vẫn chưa được tiết lộ và mọi thông tin mới chỉ dừng lại ở những tuyên bố của Moskva.

Clip Mỹ thử nghiệm SM-6:

Theo Tuấn Hưng

Đất Việt