1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Tàu Nhật "xẻ đôi" tàu chống bắt cá voi trên biển Nam Cực

(Dân trí) - Các nhà hoạt động chống săn bắt cá voi đã cáo buộc một tàu Nhật Bản cố tình đâm vào một tàu cao tốc công nghệ cao của họ và “xẻ nó làm đôi” trong vụ đối đầu ở vùng biển Nam Cực.

 
Xem video về vụ đụng độ: 

 
Vụ việc xảy ra giữa tàu săn bắt cá voi Nhật Bản Shonan Maru 2 và tàu Ady Gill thuộc tổ chức bảo tồn Sea Shepherd (SSCS) hôm 5/1.

Một tuyên bố được đăng tải trên trang web của SSCS cho hay, một tàu của Nhật Bản đã “cố tình lao thẳng” vào Ady Gil và sau đó cố gắng chạy thoát khỏi hiện trường.

Đội thủy thủ trên tàu Ady Gil - gồm 5 người New Zealand và một người Hà Lan, đã được tàu Bob Barker của SSCS gần đó cứu sống. Một thủy thủ bị gãy 2 sương sườn.

Một đoạn video có vẻ được quay từ tàu Nhật Bản cho thấy hai tàu đã lao thẳng vào nhau với tốc độ cao. Nước đã tràn vào Ady Gil trong khi mũi tàu bị xé toạc và con tàu bị thiệt hại nặng.

Phần còn lại của tàu vẫn nổi nhưng dự kiến sẽ chìm sau đó. “Ady Gil được tin là sẽ chìm và cơ hội cứu tàu này khỏi bị đắm hầu như không có”, SSCS nói trong tuyên bố.

Viện nghiên cứu cá voi (ICR) của Nhật Bản, cơ quan tiến hành việc săn bắt cá voi, đã cáo buộc SSCS dùng tàu Ady Gil để tấn công các tàu của họ.

ICR cáo buộc chiếc tàu cao tốc 3 thân Ady Gil đã tiếp cận ở cự ly gần tàu Nisshin Maru, tàu mẹ của đội tàu săn cá voi, dùng dây quấn vào bánh lái và chân vịt của tàu này và ném bom hơi thối lên tàu. “SSCS ngày càng trở nên bạo lực… Hành động của họ thật ác độc”, ICR nói trong một tuyên bố.

Vụ va chạm trên đây là vụ việc nghiêm trọng nhất trong 6 năm qua kể từ khi SSCS phái tàu tới vùng biển Nam Cực để ngăn chặn các tàu săn bắt cá voi của Nhật Bản. SSCS khẳng định đã cứu mạng sống của hàng trăm con cá voi.

Nhật Bản đã ngừng săn bắt cá voi vì mục đích thương mại vào năm 1986 nhưng các quy định quốc tế vẫn cho phép nước này đánh bắt hàng trăm con cá voi mỗi năm theo chương trình nghiên cứu khoa học.

Các nhà hoạt động ủng hộ bảo tồn thiên nhiên cho rằng việc săn bắt cá voi để nghiên cứu chỉ là vỏ bọc cho hoạt động thương mại đối với thịt cá voi mà thôi.
 
Một số hình ảnh của vụ đụng độ:
  
 
Tàu Nhật "xẻ đôi" tàu chống bắt cá voi trên biển Nam Cực - 1
 
Tàu Nhật "xẻ đôi" tàu chống bắt cá voi trên biển Nam Cực - 2

Con tàu cao tốc 3 thân Ady Gil trong những bức ảnh năm 2009.
 
Tàu Nhật "xẻ đôi" tàu chống bắt cá voi trên biển Nam Cực - 3
Ady va chạm với tàu của tổ chức bảo tồn Sea Shepherd.
 
Tàu Nhật "xẻ đôi" tàu chống bắt cá voi trên biển Nam Cực - 4
Mũi tàu bị vỡ nát sau vụ đụng độ.

Tàu Nhật "xẻ đôi" tàu chống bắt cá voi trên biển Nam Cực - 5


Tàu Nhật "xẻ đôi" tàu chống bắt cá voi trên biển Nam Cực - 6

Cận cảnh con tàu Ady Gil.

Tàu Nhật "xẻ đôi" tàu chống bắt cá voi trên biển Nam Cực - 7
6 thủy thủ trên tàu Ady Gil đã được cứu sống.

An Bình
Theo AP, BBC