1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Tân đại sứ Anh: Đã đến lúc phải hành động chống biến đổi khí hậu

(Dân trí) - Tân đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Giles Lever đã có bài viết về việc cần thiết phải hành động chống biến đổi khí hậu.

ĢTân

Đại Sứ Anh ông Giles Lever trình Quốc thư lên Chủ Tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ngày 10/9 vừa qua (Ảnh Nguyễn Khang).
ļ/p>

Dân Trí xin được giới thiệu:

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức toàn cầu trong thời đại ngày nay. Biến đổi khí hậu liên quan đến tất cả chúng ta, cho dù là các nước có nền công nghiệp hiện đạũ như Vương quốc Anh hay các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Đó là lý do tại sao tôi, với cương vị là Đại sứ mới của Vương quốc Anh tại Hà Nội, mong muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương hai nước về lĩnh vực này và chia sẻ về nỗ lực của Vương quốcĠAnh trong nước và trên trường quốc tế.

Các nhà khoa học không tranh luận về việc liệu biến đổi khí hậu do con người gây ra có thực sự tồn tại hay không, bởi đã có sự nhất trí chung về điều này. Tranh luận ở đây là mức độ tồi tệ, nŨanh chóng, và tác động đến xã hội và nền kinh tế các nước.

Các dự đoán khoa học đặc biệt đáng báo động tại Đông Nam Á. Phát thải trên toàn cầu có xu hướng tăng lên; thất bại trong việc cắt giảm phát thải có nghĩa là nhiệt độ tăng Ŭên bốn độ, diện tích vùng ngập lụt tăng lên 77%, số ngày hạn hán tăng lên 5%, và nước phục vụ cho việc tưới tiêu giảm đi 8%.

Việt Nam là một trong các nước chịu tổn thương nhiều nhất trước các tác động này. Với bờ biển dài và nhiềŵ đồng bằng lớn, Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai có cường độ lớn và thường xuyên hơn, mực nước biển dâng, xói lở bờ biển, và xâm nhập mặn. Theo báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 11% đồng bằng sông Hồnŧ và 3% các vùng ven biển sẽ bị ngập úng (hơn 20% thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập), khoảng 10-12% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, và Việt Nam sẽ bị tổn thất khoảng 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Khó mà hiểu được tác động thực sự của các tiên liệu này nếu bạn, cũng như tôi, không phải là nhà khoa học. Vì vậy, gần đây Cục Khí tượng Anh quốc đã giới thiệu bản đồ trực tuyến Tác động của Con người đến Biến đổi Khí hậu (Human Dynamics of Climate Change). Tôi khuyến khíchĠcác bạn nên tra cứu bản đồ này; nó thể hiện sống động phạm vi và tính chất của mọi thách thức.

Cộng đồng quốc tế có thể làm gì? Mục tiêu chung của chúng ta phải là đạt được kết quả thành công tại đàm phán biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc diễn ra ở Paris vào tháng 12 năm 2015, chính là thỏa thuận giúp nhiệt độ toàn cầu vào cuối thế kỷ này tăng lên không quá 2°C so với nhiệt độ ở thời kỳ tiền công nghiệp. Các nước sẽ cần có ràng buộc về mặt pháp lý đối với các mục tiêu giảm phát thải khác nhau để cùng nhau đạt được mục tiêu này.

Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc vào ngày 23 tháng 9 là cơ hội dŵy nhất để các nhà lãnh đạo trên thế giới cùng nhau tái khẳng định cam kết của mình để đạt được một thỏa thuận mang tính lịch sử tại Paris, và để nâng cao hơn nữa sự hiểu biết về biến đổi khí hậu trong công chúng. Vương quốc Anh mong muốn những nước bị ᶣnh hưởng như Việt Nam lên tiếng ủng hộ thỏa thuận mang tính ràng buộc này. Đó là lý do vì sao chúng tôi hỗ trợ các hội thảo giúp tăng cường năng lực cho đàm phán viên biến đổi khí hậu của các nước ASEAN.

Thỏa thuận tại Paris tuy rᶥt cần thiết và nó chỉ có ý nghĩa khi các nước đều thể hiện tham vọng của mình là làm những gì có thể để lên kế hoạch và thực sự cắt giảm phát thải khí nhà kính (GHG). Tôi tự hào rằng Vương quốc Anh đang thể hiện tham vọng này: Việc cắt giảm GHG trong nước của chúng tôi hiện nay đã thấp hơn 26% so với mức phát thải vào năm 1990, và chúng tôi đã tự đề ra mục tiêu giảm phát thải đến 80% đến năm 2050.

Chúng tôi nhận thấy rằng giảm phát thải là một thách thức lớn cho các nước như ViệŴ Nam trong khi các nước này cần duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao. Đó là lý do vì sao Vương quốc Anh cũng đã cam kết đóng góp gần 4 tỷ Bảng Anh vào tài chính khí hậu toàn cầu trong bốn năm cho đến 2016. Chúng tôi đã triển khai nguồn tiền này để giúŰ các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm phát thải.

Thông điệp rõ ràng: Đây là thời điểm hành động cho biến đổi khí hậu. Chỉ bằng cách cùng nhau hành động và đề ra tham vọng lớn, cả trong nước và trên trường űuốc tế, chúng ta mới có thể tránh được tình trạng khí hậu mà không ai trong chúng ta mong muốn thấy nó xảy ra trong tương lai mà vẫn có thể tăng trưởng kinh tế bền vững.

Thông tin về bản đồ tác động của con người đến biến đổi khí Ũậu có thể được tra cứu tại www.metoffice.gov.uk/human-dynamics

Giles Lever, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm