1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Tại sao NATO lo sợ tàu ngầm Nga trên các đại dương?

Bình luận về việc Hải quân Anh phát hiện và theo dõi tàu ngầm Nga hoạt động tại Biển Bắc mới đây, Phó đô đốc Hải quân Mỹ James Foggo III nhấn mạnh, Nga đang sở hữu “lực lượng tàu ngầm hiệu quả, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao” và đây là lực lượng thách thức Hải quân Mỹ và Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trên các đại dương.

“Nga đang nhanh chóng thu hẹp thua thiệt về công nghệ Hải quân với Mỹ. Họ đã biết khắc phục các điểm yếu của mình và khoét sâu vào yếu điểm của chúng ta. Đây thực sự là một cuộc chạy đua bất đối xứng”, ông J. Foggo III khẳng định trong báo cáo của mình tại Viện Hải quân Mỹ.

Đánh giá về năng lực tác chiến của Hải quân Nga, Phó đô đốc hải quân Mỹ nhận định: “Nga đang nhanh chóng triển khai các lớp tàu ngầm tấn công tiên tiến có khả năng hoạt động yên lặng dưới lòng biển và trang bị các tàu khu trục mang tên lửa hành trình tầm xa Kalibr. Với những nền tảng đó, họ thực sự là lực lượng đáng gờm đối với chúng ta”.

Theo lời ông J. Foggo III, lợi thế về công nghệ, số lượng phương tiện chiến đấu hải quân của Mỹ so với Nga từ thời chiến tranh Lạnh đang nhanh chóng được san bằng. Mỹ có thể đối phó với cuộc chạy đua công nghệ hải quân mới với Nga.

Tàu ngầm tấn công lớp Yasen, phương tiện kiểm soát đại dương mới của Hải quân Nga.
Tàu ngầm tấn công lớp Yasen, phương tiện "kiểm soát" đại dương mới của Hải quân Nga.
Nổi tiếng về khả năng hoạt động im lặng, tàu ngầm lớp Kilo được chuyên gia phương Tây đặt biệt danh là Hố đen trong lòng biển.
Nổi tiếng về khả năng hoạt động im lặng, tàu ngầm lớp Kilo được chuyên gia phương Tây đặt biệt danh là "Hố đen trong lòng biển".

Liên quan tới vấn đề này, tờ báo Đức Die Welt đánh giá, với các đơn vị tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân, Hải quân Nga sở hữu khả năng mở các đợt tấn công bất ngờ vào bất kỳ địa điểm nào trên trái đất bằng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).

“Mang trong mình các đơn vị vũ khí hạt nhân, tàu ngầm hoạt động dưới lòng biển bảo đảm khả năng răn đe và đánh phủ đầu hiệu quả bất kỳ đối thủ tiềm năng nào”, tờ Die Welt đăng tải.

Chính vì lý do này, tàu ngầm hạt nhân được coi là một trong những quân cờ chiến lược của các cường quốc. Tàu ngầm cũng trở thành mục tiêu cần theo dõi để khi cần phải bị tiêu diệt trước khi nó kịp khai hỏa “kho vũ khí hạt nhân mang theo”.

Tờ báo Die Welt nhận định, trong cuộc chiến “trốn tìm” này, hiệu quả nhất vẫn là sự kết hợp giữa các đơn vị máy bay tuần thám và tàu ngầm để săn tìm các mục tiêu dưới nước của đối phương. Về lĩnh vực này, Nga cũng là quốc gia đang sở hữu công nghệ tàu ngầm và máy bay tuần thám tiên tiến.

“Đối với các cường quốc hạt nhân, một trong những điều có giá trị nhất là việc có thông tin về vị trí các tàu ngầm chiến lược của đối phương”, ông J. Foggo III nhấn mạnh.

Sau thế chiến thứ 2 và trong chiến tranh Lạnh, do đã có kinh nghiệm chế tạo và kinh nghiệm sử dụng từ cuộc chiến trên Thái Bình Dương, nên Mỹ sở hữu một số lượng đáng kể các hạm đội tàu sân bay. Trong khi đó, Liên bang Xô Viết do không đủ tiềm lực, kinh nghiệm sử dụng dòng vũ khí hải quân hiện đại này (so với Mỹ và NATO), đã phải tìm cho mình chiến lược hải quân riêng.

Tới thời điểm hiện tại, tên lửa vẫn là mối nguy hiểm nhất đối với các chiến hạm trên biển.
Tới thời điểm hiện tại, tên lửa vẫn là mối nguy hiểm nhất đối với các chiến hạm trên biển.

Với sự phát triển của công nghệ tên lửa và tàu ngầm, Liên Xô đã tìm ra phương thức đối trọng với các hạm đội tàu sân bay Mỹ bằng các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa diệt hạm tầm xa như: Tàu ngầm thuộc Đồ án 971 Shchuka-B, 945 Bаrrаcudа, 671RTM Shuka, Yasen... với các dòng tên lửa hành trình P-500, P-600 và P-700…

Đây là hướng phát triển tối ưu kể cả về chi phí lẫn hiệu quả tác chiến. Mỗi tàu ngầm tấn công mang hàng chục tên lửa hành trình (lắp đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân chiến thuật) âm thầm theo sát các hạm đội Mỹ trên đại dương. Khi cần, với chỉ một đợt khai hỏa, hạm đội Mỹ có thể bị tiêu diệt hoàn toàn hoặc mất sức chiến đấu. Đây cũng là “đặc sản” của Hải quân Liên Xô, mà không hải quân bất kỳ quốc gia nào trên thế giới sở hữu. Ngoài ra, Mỹ và NATO cũng phải dành nhiều nguồn lực cố gắng theo dấu các tàu ngầm Liên Xô ngay từ khi nó rời cảng.

Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan vỡ, do thiếu nguồn lực tài chính và công nghệ, khả năng này của Hải quân Nga có nhiều suy giảm. Tới thời gian gần đây, Nga mới bắt đầu nối lại các chương trình tên lửa hành trình và tàu ngầm tấn công mới. Kết quả là sự xuất hiện của các dòng tàu ngầm tấn mới lớp Yasen (mang động cơ hạt nhân), Kilo, Lada (mang động cơ diesel-điện) và thế hệ tên lửa hành trình mới P-800 Yakhont, Kalibr, Zircon.

Theo Tuấn Sơn

Quân đội nhân dân

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm