1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tại sao Mỹ để Nga làm mưa làm gió tại Syria?

Tại Syria, Mỹ “không đánh mà thắng” và đó mới chính là “sức mạnh mềm” của Mỹ mà Nga đang cố phấn đấu.

Trước hết chúng ta hãy đọc tham khảo bài phân tích của ISRAL SHAMIR trong nhan đề bài viết “A Syrian Breakthrough”.

“Người Nga và các đồng minh Syria của họ đã cắt đường cung cấp chính của phiến quân ở phía bắc Aleppo, hành lang Azaz.

Hành lang Azaz, một dải đất hẹp nối Thổ Nhĩ Kỳ với các lực lượng nổi dậy ở Aleppo. Khống chế được hành lang này thì cắt đứt mọi cung cấp cho Aleppo hoạt động và không chỉ vậy (mà còn cho - BTV) toàn bộ lực lượng nổi dậy hậu thuẫn bởi nước ngoài ở Syria.

Có thể nói, đây là một khu vực nhạy cảm không chỉ về quân sự mà cả về vấn đề địa chính trị.

Tính nhạy cảm của nó tới mức, tại cuộc họp Lavrov-Kerry cuối cùng, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ sáu lần "năn nỉ" người đồng cấp Nga đừng tung lực lượng đánh chiếm hành lang Azaz.

Bởi lẽ, Mỹ không muốn nhìn thấy chiến thắng của Nga, đương nhiên, nhưng bên cạnh đó, Mỹ còn e ngại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không kiềm chế nổi cơn cuồng loạn, xâm lược Syria khi hành lang bị chặn thì…"rách việc".

Vì vậy, Nga và quân đội Syria buộc phải tính toán kỹ trước khi đánh chiếm.

Thế nhưng, bây giờ các hành động của Nga và quân đội Syria đã được thực hiện, hành lang bị chặn.

Đó không phải là một trận chiến tuyệt vời mà chúng ta mong đợi, thay vì chỉ là một động thái nhỏ, đánh chiếm một vài làng Shia, nhưng vì hành lang quá hẹp nên quá đủ để kiểm soát, khống chế nó.

Phóng viên của báo trong khu vực thấy phiến quân chạy về phía biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và theo sau bởi nhiều dân thường vì sợ trận chiến cuối cùng cho Aleppo mà có lẽ sắp tới - trừ khi các phiến quân bị bốc hơi và biến mất.

Nếu Aleppo giải phóng bởi quân đội Syria, chúng tôi sẽ có thể chúc mừng Putin và Assad và người dân Syria có một chiến thắng vĩ đại”. (Hết trích).

Đến đây, chúng ta thấy rõ ràng là, với Mỹ dù năn nỉ đến 6 lần, nhưng Nga và quân đội Syria vẫn quyết tâm chặn hành lang nhạy cảm này. Đương nhiên, Nga và quân đội Assad có tính đến việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tràn sang giải cứu Aleppo hay không và đối phó thế nào thì Bộ tham mưu của họ chắc là có đủ mọi phương án, kế hoạch tác chiến.

Diễn biến tiếp theo. Mới đây, Nga và Mỹ chủ trì cùng 17 quốc gia ký thỏa thuận ngừng bắn tại Syria bắt đầu từ ngày 19/2.

Rõ ràng, tại Syria và Trung Đông dạo này Nga, Mỹ trở nên rất “dịu dàng” với nhau và đặc biệt có tính thống nhất cao bất chấp Thổ Nhĩ Kỳ la hét về vấn đề người Kurd.

Ankara đang trong cơn điên giận vì đã tưởng rằng dù thế nào chăng nữa Mỹ cũng bằng mọi giá hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong toan tính lật đổ Assad. Nhưng bây giờ tất cả đang dẫn tới thực tế là Mỹ và châu Âu đang quay lưng và đang “ra khỏi cuộc chơi ở Syria”.

Tại sao Mỹ để Nga làm mưa làm gió tại Syria? - 1
Tại sao Mỹ để Nga làm mưa làm gió tại Syria? - 2

Một mình Mỹ không thể “vẽ lại bản đồ” Trung Đông như thế này nếu không có Nga tham gia!

Cũng tờ báo trên cho rằng: “Sự thành công của Nga trong cuộc chiến Syria không thể đạt được mà không có sự trung lập thận trọng của Tổng thống Obama. Có lẽ ông xứng đáng giải Nobel Hòa bình của mình, sau tất cả. Một Tổng thống Mỹ có thể biến cuộc phiêu lưu của Nga trở nên ngoạn mục: Washington lặng lẽ cho phép người Nga cứu Syria, mặc dù than khóc của Saudi và những tiếng la hét Thổ Nhĩ Kỳ”.

Ngay chính giới Mỹ và đồng minh Mỹ cũng có nhận xét, đánh giá như trên. Tuy nhiên, sự thật chưa hẳn thế…

Mỹ khôn, Nga cũng “chẳng phải dạng vừa”!

Về kinh tế, Mỹ đứng đầu thế giới, là Vua, có nghĩa là Mỹ có quyền sinh quyền sát thông qua công cụ chính là đồng USD để bá chủ kinh tế và thực tế cho thấy trên thế giới chưa có một quốc gia nào tạo ra một “cực” kinh tế khác mà không bị sức hút, chi phối của “cực” Mỹ.

Nhưng về quân sự thì thế giới ít nhất có 2 cực, Nga và Mỹ.

Đừng nói Mỹ nhiều “tàu to, súng dài”, nhiều tiền, nhiều căn cứ quân sự ở nước ngoài hơn Nga là Mỹ đè đầu cưỡi cổ được Nga…mà phải căn cứ vào thực tế. Đó là nếu Mỹ và Nga xảy ra xung đột quân sự thì không có kẻ nào thắng mà cùng bại hoặc cùng chết.

Như vậy, 2 “cực” quân sự của Mỹ và Nga không phụ thuộc và không làm gì được nhau, nên được coi là 2 cực là đúng.

Có thể nói, đây chính là quan điểm, tư tưởng, cơ sở để đánh giá hoạt động đối ngoại của Mỹ, Nga trên trường quốc tế khi đụng đầu nhau. Đó là, căng thẳng bao nhiêu… nhưng tuyệt đối không bao giờ Nga, Mỹ để xảy ra xung đột trực tiếp về quân sự.

Chứng minh điều này bằng “cuộc chiến tranh lạnh” của thế kỷ trước thì quá xa mà chỉ cần từ năm 2008 đến nay là đủ.

Ba máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga đã xuất kích để đáp lại ý đồ của Mỹ cho hạm đội xông vào Biển Đen, can thiệp bảo vệ Shaakashvili trong cuộc chiến Gruzia-Nga năm 2008.

Hành động của Nga đã cho thấy, Nga sẵn sàng đi đến cùng và Mỹ đã buộc phải từ bỏ ý định trợ giúp Shaakashvili, như ta thấy.

Tại Ukraine, các nghị sỹ Mỹ diều hâu, hiếu chiến, đã không ngớt lời chê bai chính quyền của Tổng thống Obama hèn nhát, không dám làm gì tại Ukraine, kể cả viện trợ vũ khí quân sự. Nhưng khi ông J.Kery hỏi “có ngài nào dám đánh nhau với Nga không?” thì họ im lặng.

Viện trợ vũ khí cho Ukraine ư? Nga sẽ đưa xe tăng đến Kiev ngay tức khắc, liệu lúc đó Mỹ-NATO có dám xung trận không hay là chịu mất thêm ngoài Crimea?

Tại Syria, nếu như Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tạo lập ra một khu vực an toàn mà thực chất là vùng cấm bay trên tuyến biên giới phía Bắc Syria như đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ thì tình hình đã khác.

Trớ trêu và thú vị thay là Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất nhưng chính Nga là người tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đến mức Mỹ cũng chỉ đứng nhìn, bởi nhảy vào là đối đầu quân sự trực tiếp với Nga.

Giải thích điều này là không phải do Mỹ yếu kém so với Nga mà vì quyết tâm, ý chí, lợi ích an ninh của Nga ở đây lớn hơn Mỹ nhiều lần. Tại đây, với Nga chiến thắng không phải là phương án mà là bắt buộc, nên Mỹ không dại dây vào với Nga.

Tham gia “giả vờ” hay không tham gia vào trò chơi tốn kém, rủi ro, nguy hiểm, nhưng vẫn quyết định nguyên tắc, luật lệ và đặc biệt có “lãi ròng” trong trò chơi địa chính trị Trung Đông...mới là cao thủ.

Tại Syria, Mỹ “không đánh mà thắng” và đó mới chính là “sức mạnh mềm” của Mỹ mà Nga đang cố phấn đấu.

Rõ ràng, chưa phải “rừng nào hổ đấy” nhưng đã có một “làn ranh đỏ” mặc nhiên cho Nga và Mỹ.

Bài học Gruzia năm 2008, thiết nghĩ là bài học đắt giá và có giá trị nhất cho bất cứ quốc gia nào, kể cả là thành viên NATO, nhỏ, yếu về quân sự, nhưng tin tưởng tuyệt đối vào sự “chống lưng” của Mỹ để thách thức Nga là sẽ hối không kịp.

Nhưng đến đây nếu như cho rằng, Nga, Mỹ thỏa thuận với nhau để cai trị thế giới là nhầm. Mỹ thỏa hiệp với Nga về quân sự, không đối đầu, vì Nga mạnh như Mỹ, nhưng những gì Mỹ nắm lợi thế trước Nga là Mỹ đã, đang và sẽ ra đòn không nương tay, do dự, hòng đánh quỵ Nga không thương tiếc.

Lợi thế sức mạnh của Mỹ trước Nga là kinh tế, do đó, không có gì khó hiểu khi Mỹ liên tục ra đòn độc có tính triệt hạ với Nga từ cấm vận, trừng phạt, hạ giá dầu…như ta đã biết.

Dù sao, Nga-Mỹ vẫn luôn luôn là kẻ thù cần phải triệt hạ của nhau.

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt