1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Số phận những lãnh đạo bị lật đổ trong "cách mạng màu"

Việc đối xử với các cựu lãnh đạo bị lật đổ trong cuộc "cách mạokng màu" gần đây ở một số nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập phần nào đó liên quan trực tiếp đến cách thức quyền lực bị giành giật.

Kyrgyzstan là nơi có hình thức đối xử thô bạo nhất, theo sau là Ukraine và Gruzia.

 

Số phận của các cựu lãnh đạo ở những nước này phụ thuộc vào 3 yếu tố: mức độ tàn bạo khi giành giật quyền lực; mức độ đối đầu giữa các nhà lãnh đạo cũ và mới; nền tảng chính trị và xã hội của chế độ bị lật đổ.

 

Phong trào tại Kyrgyzstan được coi là hà khắc nhất, và trên thực tế nó có phần giống với các cuộc nổi dậy "kinh điển": một nhóm người sẵn sàng gây đổ máu xông vào cướp các toà nhà hành chính bằng vũ lực.

 

Thành công của cuộc cách mạng này được tiên định trước do sự yếu kém về đạo đức và sự kiệt quệ của chế độ ông Askar Akayev. Trước hết, ông Akayev không thể quyết định về việc chuyển giao quyền lực tại cuộc bầu cử tổng thống sắp tới (ông không biết liệu nên chỉ định một người kế nhiệm hay tìm sự hậu thuẫn của Quốc hội trong việc tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa). Thứ hai, ông không dám sử dụng vũ lực để dập tắt các cuộc bạo động. Nếu ông Akayev sử dụng vũ lực, Kyrgyzstan có lẽ đã đón đầu những sự kiện ở Uzbekistan.

 

 

Số phận những lãnh đạo bị lật đổ trong "cách mạng màu"  - 1
 

Cựu Tổng thống Kyrgyzstan

Karimov.

Sự đầu hàng của ông Akayev diễn ra khá nhanh và không chút thoả hiệp. Ông thậm chí không "mặc cả" gì với phe đối lập: chỉ sau khi tới Moscow, ông mới tìm cách giành được những đảm bảo chính trị, song Quốc hội Kyrgyzstan đã ngay lập tức tước rất nhiều đặc quyền của ông.

 

Giờ đây, Akayev và các nhân vật khác trong chế độ ông không còn là mối đe doạ chính trị đối với nhà cầm quyền mới ở nước này. Tuy nhiên, ở Kyrgyzstan, việc lãnh đạo mới đối xử thô bạo với lãnh đạo cũ vẫn xảy ra. Cho đến giờ, Askar Akayev vẫn chưa dám trở về nước. Ngay sau khi lật đổ ông, các nhà cầm quyền mới của Kyrgyzstan không hề từ bỏ yêu cầu dẫn độ trong khi người dân trên các đường phố đòi phải bắt giữ ông ngay lập tức.

 

Có hai nhân tố đã cứu sống ông: thứ nhất là sự bảo vệ rõ ràng của Moscow - chế độ mới ở Kyrgyzstan không hề muốn làm hỏng quan hệ với Nga; thứ hai là các tân lãnh đạo cần hợp pháp hoá quyền lực của họ ngay lập tức. Do vậy, họ bắt đầu thương lượng với Akayev: ông nhận được những đảm bảo tối thiểu về miễn trừ để đổi lại việc ông tự nguyện từ chức.

 

Việc lật đổ chế độ Akayev không hoàn toàn là một chiến thắng. Về mặt chính trị, những người ủng hộ ông Akayev thực sự không gây đe doạ gì cho giới lãnh đạo mới. Song đặc tính thị tộc của hệ thống này có thể dẫn tới việc dễ dàng chấp nhận tài sản của chế độ cũ. Vì lý do này, các nhà lãnh đạo mới đã có những bước kiên quyết chống lại đại diện của chế độ cũ.

 

Trưởng công tố Kyrgyzstan Azimbek Beknazarov đã phát đi một lệnh bắt khẩn cấp đối với Thủ tướng Nikolai Tanayev với cáo buộc lạm dụng quyền lực. Theo Trưởng công tố, con rể của cựu Tổng thống, thương nhân Adil Toigonbayev có thể bị đưa ra toà. Như vậy có thể thấy, ở Kyrgyzstan, việc ngược đãi chế độ cũ được quyết định bởi cuộc đấu đá giữa các phe phái để giành giật các nguồn lực chính trị, kinh tế cũng như bởi động cơ dân tuý.

 

Tình hình tại Ukraine lại khác hẳn. Cựu lãnh đạo nước này có liên hệ chặt chẽ với tân lãnh đạo. Trong cuộc "Cách mạng Cam", Leonid Kuchma đã tiến hành hội đàm với phe đối lập. Hơn nữa, ông đã sẵn sàng chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho phe đối lập từ trước bằng việc thông qua các cải cách hiến pháp làm suy yếu vị trí của tổng thống.

 

Việc ông ủng hộ Viktor Yanukovich làm người kế nhiệm là hợp pháp và không dự trên bất kì sự đồng thuận nào. Phong trào nổi dậy không lật đổ ông Kuchma, mà lại làm mất tác dụng kế hoạch kế nhiệm. Và dù ông Yanukovich để thua trong cuộc bầu cử, ông vẫn nhận được sự ủng hộ chính trị vững chắc ở miền đông nước này do đó ông là một đối thủ hàng đầu cho vị trí lãnh đạo.

 

Thái độ của các tân lãnh đạo đối với những người tiền nhiệm được thể hiện bởi cuộc cạnh tranh chính trị. Trong trường hợp của Ukraine, ông Kuchma gần như không hề hấn gì trong khi ông Yanukovich lại dính líu vào hàng loạt tội hình sự.

 

Tuy nhiên, ở Ukraine, cách đối xử với các cựu lãnh đạo cũng có phần giống như ở Kyrgyzstan, tức là đều bị chi phối bởi động cơ dân tuý và đối đầu giữa các phe phái. Lấy ví dụ, việc bắt giữ Boris Kolesnikov, người đứng đầu chính quyền Donetsk gần như là một nỗ lực của giới lãnh đạo mới nhằm thắt chặt kiểm soát quyền lực, loại bỏ mọi tàn dư của phe phái cũ và tước bỏ mọi nguồn lực hành chính của chế độ cũ.

 

Cuối cùng ở Gruzia, sự đối đầu giữa các tân lãnh đạo và cựu lãnh đạo so với Ukraine và Kyrgyzstan khá ít. Khác biệt chính là cựu Tổng thống Eduard Shevardnadze đã từ bỏ quyền lực mà hầu như không gây ra xung đột và giới lãnh đạo mới có liên hệ chặt chẽ với lãnh đạo cũ còn đối đầu giữa các phe phái thì suy yếu đáng kể. Chính vì thế, cựu tổng thống không tạo ra nguy hiểm về mặt chính trị cũng như đảng phái đối với tân lãnh đạo.

 

Theo Huyền Trang

Vietnamnet