1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Snowden: "Ván cờ người" Mỹ-Nga-Trung

Câu chuyện chạy trốn của “người thổi còi” Edward Snowden đã trở thành cuộc cuộc chiến ngoại giao giữa ba cường quốc Trung Quốc, Mỹ và Nga một cách tình cờ.

Tin mới nhất là tổng thống Mỹ B.Obama đã quyết định hủy cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới với Nga nhằm đáp trả việc Kremlin trao quy chế tị nạn cho Snowden, đẩy căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Nga lên một tầm mức mới.

Cựu nhân viên CIA và Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden đã trốn sang Hongkong vào tháng 5/2013, sau khi đã công bố những thông tin tuyệt mật nhạy cảm về hệ thống chương trình PRISM. Với ứng dụng của hệ thống chương trình này, các cơ quan đặc biệt của Mỹ có được quyền truy cập không hạn chế vào cơ sở dữ liệu người dùng các mạng xã hội của các hãng truyền thông như Facebook, Google, Apple và các tập đoàn khai thác sử dụng internet khác của Mỹ.

Vào cuối tháng Snowden đã bay tới Moscow, quá cảnh tại sân bay Sheremetyevo nhưng đã không thể rời khỏi sân bay Moscow vì hộ chiếu của anh ta đã bị Mỹ hủy quyền công dân. Snowden đã phải ở lại khu vực quá cảnh hơn một tháng để đợi có được các giấy tờ cần thiết. Ngày 1/8, Chính quyền Liên bang Nga cấp cho Snowden quyền cư trú tạm thời 1 năm.

Snowden: Ván cờ người Mỹ-Nga-Trung

Câu chuyện chạy trốn của “người thổi còi” Edward Snowden đã trở thành hy hữu với cuộc chiến ngoại giao của ba cường quốc Mỹ, Trung Quốc và Nga một cách tình cờ nhưng làm thay đổi cục diện đối ngoại của cả ba nước.
Cựu nhân viên CIA Snowden tạm trú ở Hongkong gần 3 tháng trước khi bay sang Nga, và điều đó đã làm lạnh thêm mối quan hệ vốn đã lạnh lẽo giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc.

Người Mỹ hoàn toàn không tin “người thổi còi“ có thể bay được từ Hongkong sang Nga mà không có sự đồng tình của Bắc Kinh. Một số người còn phát triển thêm, cho rằng chính quyền Trung Quốc đã có được những gì mà họ cần. Cũng có những suy đoán Trung Quốc đang cố tránh mâu thuẫn với Mỹ, đã khai thác triệt để Snowden rồi đẩy anh ta sang Nga chịu trận, đưa Moscow vào một tình huống đối đầu, như thế thật là nhất cử lưỡng tiện.

Snowden: Ván cờ người Mỹ-Nga-Trung

Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngay tức khắc trở lên băng giá, sau khi Snowden bay khỏi Hongkong. Tại Trung Quốc, các cơ quan ngôn luận yêu cầu Mỹ phải xin lỗi thay vì chỉ trích. Thậm chí, một tờ báo chính thống của Trung quốc còn gọi cựu nhân viên CIA là anh hùng vì đã dám vạch mặt Washington.

“Chuyến bay của Snowden từ Hongkong đã gây những rạn nứt sâu sắc trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc” - phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney tuyên bố. Theo lời ông, các nhà lãnh đạo Mỹ không thể tin được quyết định thả cho người đưa tin cho các tờ báo đơn thuần chỉ là quyết định của chính quyền đặc khu Hongkong, họ chắc chắn rằng đây là nước đi có chủ ý của Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrella, đến lượt mình than phiền rằng những nỗ lực của Mỹ để xây dựng và củng cố mối quan hệ với Trung Quốc trên sự "tin tưởng lẫn nhau" đã không thành công và là một bước lùi nghiêm trọng.

Trung Quốc làm gì với 'con bài' Snowden?

Trung Quốc nổi giận đã kiên quyết bác bỏ những chỉ trích của phía Mỹ. Tờ Nhân dân Nhật báo đã đăng một bài viết về Snowden, ca ngợi anh này tỏa sáng như một “lý tưởng trẻ”, một “anh hùng” đã dũng cảm “xé bỏ mặt nạ đạo đức giả của Washington” - trích dẫn của The Guardian. Theo Nhân dân Nhật báo, thay vì chỉ trích Trung Quốc, Mỹ cần phải có những lời xin lỗi vì đã thực hiện những chiến dịch tấn công mạng, đột nhập vào máy chủ của các tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc.

Trong bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh những phát ngôn cáo buộc của người Mỹ là hoàn toàn vô căn cứ. Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: ”Mỹ không có những cơ sở căn bản để đưa ra những nghi ngờ liên quan đến những hành vi pháp quyền của chính quyền Hongkong. Những cáo buộc liên quan đến chính quyền trung ương là vô căn cứ”.

Chính quyền Hongkong đến lượt mình cũng khẳng định Snowden rời khỏi Trung Quốc với tư cách của một khách du lịch bình thường theo các tiêu chuẩn quốc tế. Hongkong không có một căn cứ pháp lý nào đề giữ anh ta lại, bởi vì cho đến lúc này. "Cục xuất nhập cảnh của Hongkong vẫn chưa nhận được một thông báo từ chính phủ Mỹ về việc hủy bỏ hộ chiếu hợp pháp của cựu nhân viên của Cơ quan tình báo Trung ương Hoa Kỳ Edward Snowden" - Tuyên bố trên được đăng trên Nhân dân Nhật báo.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney bác bỏ: "Chính quyền Hongkong từ lâu đã được cảnh báo về tình trạng giấy tờ tùy thân của Snowden. Họ có nhiều thời gian để ngăn chặn không cho Snowden rời khỏi Hongkong. Chúng tôi không tin rằng Trung Quốc đã không có hành động". Tất nhiên, Mỹ tìm cách dẫn độ Snowden để buộc tội cựu nhân viên CIA trong việc công bố các thông tin tuyệt mật nhạy cảm như một kẻ đã làm lộ bí mật quốc gia.

Từ những cuộc đấu khẩu trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy, thất bại trong việc đưa Snowden về nước, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ, những người có thế lực của Mỹ có nhiều căn cứ nghi ngờ rằng chính phủ Trung Quốc đã có thời gian khai thác các thông tin của E. Snowden. Do lo ngại về việc giữ Snowden ở Hongkong sẽ gây tổn thất nặng nề cho quan hệ Trung -Mỹ mà bộ máy lãnh đạo Trung Quốc đã cố gắng xây dựng trong thời gian gần đây, đồng thời cũng không thể trao trả cho Mỹ vì chắc chắn sẽ vấp phải những phản ứng tiêu cực. Rốt cuộc họ đã chọn giải pháp “vắt chanh bỏ vỏ”, đẩy E.Snowden cho phía Nga để Kremlin phải hứng chịu hậu quả. 

Snowden: Ván cờ người Mỹ-Nga-Trung

Ngày 12.7, Phát ngôn viên của tổng thống Nga ông Dmitry Peskov cho biết, điện Kremlin chưa nhận các báo cáo thông báo rằng Snowden xin được tị nạn ở Nga. Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Duma Quốc gia Nga, ông Alexei Pushkov cho biết rằng nếu cựu nhân viên CIA Edward Snowden đến Nga với yêu cầu xin tị nạn chính trị, yêu cầu của anh sẽ được xem xét, nhưng yêu cầu chỉ có thể được thỏa mãn nếu anh ta đáp ứng các điều kiện theo quy định của Tổng thống Liên bang Nga.

Một là: Hoàn toàn từ bỏ các hoạt động xâm hại đến lợi ích của nước Mỹ và các hành động xâm hại đến mối quan hệ Nga-Mỹ.

Hai là: - Tự bản thân viết đơn xin tị nạn chính trị.

Snowden: Ván cờ người Mỹ-Nga-Trung

Ngày 16.7. Tình hình trở lên xấu đi với những đòi hỏi của Mỹ. Snowden viết và gửi đơn xin tỵ nạn chính trị đến Cơ quan di trú Liên bang với đề nghị xin được tạm trú tại nước Nga. Trên quê hương mình, cựu nhân viên CIA lo ngại sẽ gặp phải tình trạng đối xử phi nhân đạo và án tử hình. Tới 24.7, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cộng đồng, Luật sư Anatoly Kucherenađã có cuộc gặp với Edward Snowden trong khu vực quá cảnh sân bay Sheremetyevo. Sau cuộc gặp và nói chuyện ông Kucherena đã thông báo trong bài phỏng vấn với đài truyền hình "Nước Nga-24", Snowden không mong muốn rời khỏi nước Nga và muốn Nga là đất nước cuối cùng trong cuộc phiêu lưu củamình. Kucherena khẳng định Snowden muốn trú ngụ ở Nga. Luật sư cho biết Snowden "muốn tìm một công việc ở Nga, đi du lịch, xây dựng lại cuộc sống của mình bằng cách nào đó."

Diễn biến sự kiện đã trở lên tệ hại hơn với chính sách ngoại giao thực dụng của Trung Quốc bằng một tình huống mới. Ngày 31.7, phần tiếp theo của những thông tin nhạy cảm từ Edward Snowden về chương trình tuyệt mật XKeyscore của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) tiếp tục xuất hiện trên tờ báo Anh The Guardian. Tờ báo trích nguồn từ cựu nhân viên CIA cho biết XKeyscore – một trong những chương trình chiến lược bậc nhất của NSA, nó cho phép các nhà phân tích có thể thu thập, xem xét không cần có một cấp phép truy cập nào vào cơ sở dữ liệu của các máy chủ, lưu trữ các thông tin trao đổi, các cuộc nói chuyện cá nhân, các thư điện tử cũng như các thông tin cá nhân của hàng triệu triệu người trên toàn thế giới.

Thực tế, chương trình này cho phép có được tất cả thông tin liên quan đến người dùng. “Sử dụng một địa chỉ email cá nhân, ngồi trên bàn làm việc với một máy tính, bạn có thể lấy được bất cứ thông báo nào của bất cứ người nào, bắt đầu từ bạn đến kế toán của bạn, kết thúc có thể sẽ là thẩm phán liên bang hoặc cả tổng thống” – phóng viên tờ The Guardian đã ghi lại lời tiết lộ của Edward Snowden ngày 10.7. Trong các tài liệu huấn luyện nhân viên của NSA có định nghĩa chương trình Xkeyscore là chương trinh thu thập thông tin tình báo tổng hợp trên mạng Internet.

Nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền người Nga Anatoly Kucherena, giữ liên lạc với "người thổi còi" ở sân bay "Sheremetyevo" Snowden khẳng định tất cả những tài liệu được công bố bởi The Guardian ngày 31.7 đã được chuyển cho các nhà thu thập tin tức từ trước khi Snowden đến Moscow, đồng thời chính Snowden cũng đã tuyên thệ không tiến hành bất cứ một hoạt động nào chống lại chính quyền Mỹ. Ông khẳng định:  “Tôi nắm được tất cả, Snowden cảnh báo rằng đã cung cấp cho các cơ quan ngôn luận mọi văn bản giấy tờ và tài liệu bí mật buộc tội chính phủ và rất tiếc là không thể ngăn chặn các tài liệu nhạy cảm đó được xuất bản”. Ông cũng khẳng định sau khi Snowden bay đến sân bay Sheremetyevo và bị kẹt trong khu vực quá cảnh, cựu nhân viên tình báo CIA Mỹ không có gì mới để cung cấp cho các phóng viên.

Việc công bố thêm bí mật của chương trình nghe trộm cũng không còn gì là “hot” với các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng ai cũng biết rằng cựu nhân viên CIA đã cung cấp các tài liệu này ở Hongkong. Với một điệp viên giá trị như Snowden, không có lý do các cơ quan Trung Quốc không quan tâm. Đặc biệt khi vụ scandal đã nổi lên, hoàn toàn có khả năng Trung Quốc đã nắm trọn những bí mật của Mỹ theo những tuyên bố chống lại các cáo buộc của chính phủ Mỹ về việc các hackers PLA tấn công các máy chủ của các cơ quan quân sự Mỹ. Việc The Guardian cũng cấp thêm thông tin chỉ làm “thuyết âm mưu” của Trung Quốc thêm nhiều màu sắc bí hiểm, và các nhà lập pháp Mỹ đã có một chỗ để trút sự tức giận bất lực của mình.

'Ván cờ' Snowden giữa các siêu cường

Cha của cựu nhân viên CIA Snowden, ông Lone Snowden đã khuyên con trai của mình nên ở lại Nga. Ông tin rằng Bộ Tư pháp Mỹ mặc dù đã hứa sẽ không sử dụng bạo lực cho con trai mình không đáng tin cậy. Lone Snowden nhắc lại tình trạng với Bradley Manning, người cung cấp thông tin cho WikiLeaks đang bị giam giữ trong điều kiện tồi. Trong buổi nói chuyện trực tiếp trên kênh truyền hình "Nước Nga - 24", ông Lone Snowden đã cảm ơn nước Nga vì những hành động dũng cảm mà Nga đã thể hiện và hy vọng rằng Nga sẽ sử dụng mọi khả năng sẵn có để bảo vệ Edward Snowden. Ông cũng hy vọng rằng con trai mình sẽ quyết định sống tiếp quãng đời của mình ở Nga. Đồng thời ông cũng tuyên bố sau khi tình hình đã ổn định ông sẽ sang Nga để thăm con.

Vụ Snowden trở lên u ám với nước Mỹ sau khi chính quyền Mỹ yêu cầu nước Nga trao trả cho Mỹ “người thổi còi” ,đồng thời các đồng minh của Mỹ như Pháp, Bồ Đào Nha, Ý và Tây Ban Nha đã đổ thêm dầu vào lửa bằng cách đặt vùng cấm bay đối với máy bay của tổng thống Bolivia ông Evo Morales do nghi ngờ có Snowden trên máy bay. Sự kiện này đã khiến 12 nước Argentina, Uruguay, Ecuador, Suriname, Venezuela và Bolivia và 6 nước nữa thuộc tổ chức UNASUR ở Nam Mỹ nổi giận, ra tuyên bố chung yêu cầu EU giải thích.

Những sự kiện liên tiếp xảy ra đã khiến cho cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều rơi vào thế bị động và lúng túng trong cách hành xử với tình huống Snowden. Không một giải pháp nào khả thi, các hai siêu cường quay lại đe dọa lẫn nhau với những phát biểu cứng rắn của các Thượng nghị sĩ Mỹ và các cơ quan ngôn luận Trung Quốc.

Ngày 1.8.2013, điện Kremlin đi nước đi cuối cùng, kết thúc ván cờ “người” Edward Snowden ngay sau khi ông V.Putin câu được một chú cá pike nặng đến 21 kg. Cựu nhân viên CIA Snowden sau hơn 1 tháng bị cô lập tại khu vực quá cảnh ở sân bay quốc tế Sheremetyevo đã nhận được các giấy tờ tùy thân, cho phép tạm trú tại Nga trong vòng một năm. “Người thổi còi” E.Snowden đã đàng hoàng, công khai bước qua biên giới của Liên bang Nga, bắt đầu một cuộc sống mới. Theo những giấy tờ nhận được, Edward Snowden được phép cư trú tại Nga, có thể di chuyển trên khắp lãnh thổ Nga, xin việc làm và du lịch.

Snowden: Ván cờ người Mỹ-Nga-Trung

Moscow ngày 6.8.2013, sau những thất vọng mang tính chiến lược của chính giới Mỹ, người Mỹ thừa nhận không có một căn cứ nào để chỉ trích Moscow và áp đặt các biện pháp trả đũa. Nga đã chứng minh cho toàn thế giới một cách hết sức tự nhiên rằng nước Nga đã hành động rất nhân đạo, khác hẳn Trung Quốc với ý thức của một chính sách đối ngoại thực dụng và thủ pháp “vắt chanh bỏ vỏ”. Nga cũng đồng thời chế áp Mỹ với chính sách lợi dụng nhân quyền vốn đã là con bài tủ mà Washington thường sử dụng để chỉ trích Kremlin.

Washington đang đứng trước một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Có thể trả đũa Moscow bằng việc Tổng thống Barack Obama không đến trong cuộc gặp song phương với tổng thống Nga Vladimir Putin trong tháng 9 hay không? Phát ngôn viên Nhà Trắng ông Jay Carney nói: "Chúng tôi đang tiếp tục thảo luận về tính khả thi của cuộc họp ở Moscow". Carney cũng lưu ý rằng giữa Nga và Mỹ có những ý kiến bất đồng về một số vấn đề như tình hình Syria, bao gồm cả số phận của cựu nhân viên CIA Edward Snowden. Các câu hỏi liệu các cuộc họp ở Moscow có khả thi và có thể giải quyết những bất đồng chính kiến hay không hoàn toàn không nằm trong việc liên quan đến mâu thuẫn xung quanh Snowden, mà vì tất cả những mâu thuẫn đối ngoại nói chung.

Snowden: Ván cờ người Mỹ-Nga-Trung

Trên thực tế, Tổng thống Putin đã đặt hàng rào cho bước lùi của Nhà trắng khi tuyên bố vấn đề Snowden chỉ thuần túy là vấn đề nhân đạo, không thể có vai trò quan trọng hơn quan hệ Mỹ - Nga. Vào đêm trước của tuyên bố Nhà Trắng, phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Putin cho biết, Kremlin không có một thông tin nào cho rằng chuyến thăm của Obama sẽ không diễn ra. "Chúng tôi không nhận được bất kỳ sự thay đổi nào cũng như không có một thông báo nào. Vì vậy, chúng tôi không có thông tin." – Ông Peskov đã thông báo cho đài phát thanh Business - FM như vậy.

Tờ Forbes của Mỹ nhiều lần đã bôi bác tổng thống V.Putin trên trang mạng của mình, bao gồm cả việc hài hước hóa câu chuyện li hôn của ông với đệ nhất phu nhân nước Nga, bà Lutmina Putina đã phải thừa nhận rằng Tổng thống Nga thật sự là một “superfisher”. Ông Putin đã câu được một con cá cực lớn ngay trong sân Nhà Trắng. Hoặc nói theo cách nói của các kỳ thủ, Nga đã đi một nước chiếu “checkmate” với cả Mỹ và Trung Quốc.

Câu chuyện "ván cờ người” Edward Snowden của các siêu kỳ thủ Mỹ, Trung và Nga có lẽ chưa kết thúc ở đây. Mỹ và Trung Quốc tiếp tục cáo buộc và chỉ trích lẫn nhau. Người dân Mỹ tin rằng ở Nga có một tổng thống – chính khách quyền lực và quyết đoán, có thể dự đoán được hàng chục nước đi của các đối thủ hàng đầu thế giới.

Tổng thống Barack Obama sẽ không đến Saint Peterburg như dự kiến "Nhiều khả năng, sự việc sẽ như vậy - Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ và Canada nhận định - Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng ông Obama và ông Putin sẽ tiếp tục trao đổi về vấn đề này. Số phận Snowden đã không chấm dứt câu chuyện đối ngoại giữa hai nước mà sẽ bắt đầu một giai đoạn mới".

Và đây giai đoạn mới bắt đầu: Ngày 26.7 người phát ngôn của Hạm đội Biển Đen thông báo trong một cuộc phòng vấn với InterFax –AVN rằng tàu tuần dương tên lửa Moscow và tàu vận tải chở dầu Bubnov đang trên đường tới Havana – Cuba trong một chuyến hải hành biển xa 4 tuần. Trên hành trình đến Cuba sẽ tiến hành phóng thử nghiệm tên lửa hành trình. Các đại diện chính thức của Mỹ tuyên bố rằng, chuyến viếng thăm Cuba của Moscow là một trong những nỗ lực của Nga nhằm củng cố mối quan hệ truyền thống trong các lĩnh vực quân sự, năng lượng và vận tải biển.

Thủ tướng Medvedev đã chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Cuba món quà vô cùng giá trị là tuyên bố xóa món nợ có trị giá khoảng 30 tỷ USD của Cuba từ thời kỳ Xô Viết. Cũng có tin về chương trình hợp tác hữu nghị Nga – Cuba có liên quan đến việc phục hồi một căn cứ tình báo – trinh sát điện tử khổng lồ đã xây dựng từ thời Liên Xô tại Lourdes gần Havana. Tổ hợp này nằm trên khoảng cách gần 100 km tính từ đảo Key West, các hệ thống trang thiết bị của nó có thể theo dõi hầu hết mạng lưới thông tin liên lạc ở miền đông nam Hoa Kỳ.

Theo Trịnh Thái Bằng
Tiền phong/InterFax

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm