1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

SBU nhúng tay vào vụ ám sát nhà báo Ukraine?

Đã hơn nửa tháng sau khi hàng loạt nhà báo, chính trị gia thân Nga bị giết hại, chính quyền Kiev vẫn chưa tìm ra thủ phạm các vụ ám sát này.

Sau vụ ám sát hàng loạt chính trị gia thân Nga ở Ukraine hồi giữa tháng 4 vừa qua, chính quyền Kiev tuyên bố sẽ nhanh chóng tìm ra thủ phạm, thế nhưng hơn nửa tháng qua họ vẫn chưa phát hiện được manh mối gì.

Trong một động thái mới nhất, một nhóm hacker Ukraine đã lên tiếng cáo buộc Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và các nhóm theo đường lối dân tộc chủ nghĩa cực đoan của nước này có liên quan đến vụ ám sát nhà báo nổi tiếng Oles Buzina ngày 15-4 vừa qua.

Nhóm hacker Ukraine "CiberBerkut" tuyên bố trên trang web của mình về khả năng tham gia của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) trong các vụ sát sát những chính trị gia và các nhà báo đối lập ở Ukraine. Theo cáo buộc, chính SBU đã cho phép loại bỏ nhà báo đối lập Ukraina Oles Buzina ngày 15 tháng 4.

Các hacker cho biết rằng họ đã truy cập được vào hộp thư của ông Vyacheslav Abbakumov - Phó tỉnh trưởng tỉnh miền đông Ukraine Kharkov. Trong hộp thư đó, họ đã tìm thấy thư gửi lãnh đạo nhóm dân tộc chủ nghĩa Kharkov ngay sau khi nhà báo Buzina bị giết chết.

Trong bức thư, Abbakumov chỉ trích phương pháp làm việc của nhóm chủ nghĩa dân tộc và nhắc nhở rằng họ không cần giết nhà báo Buzina và các nhà lãnh đạo chính trị đối lập khác.

Cơ quan an ninh Ukraine SBU bị cáo buộc có liên quan đến vụ ám sát ông Oles Buzin
Cơ quan an ninh Ukraine SBU bị cáo buộc có liên quan đến vụ ám sát ông Oles Buzin

"Các anh được phép để làm cho bọn ấy im lặng, nhưng không phải là im lặng vĩnh viễn như vậy. Ngay lập tức bây giờ các anh phải quay lại Kharkiv và trở về căn cứ. Các hoạt động còn lại sẽ tạm thời được hủy bỏ" - Abbakumov đã viết cho trưởng nhóm dân tộc chủ nghĩa.

Tuy nhiên, kẻ cầm đầu nhóm dân tộc chủ nghĩa Kharkov đã không chấp hành mệnh lệnh và cho biết sẽ không rời khỏi Kiev với lí do người của ông ta còn "rất nhiều công việc phải làm" trong thành phố.

Tuy trong bức thư không chỉ đích danh sự dính líu của SBU nhưng "CiberBerkut" tuyên bố "các thư từ này khẳng định một thực tế là việc loại bỏ các nhân vật đối lập ở Ukraine đã được giám sát bởi đại diện của chính phủ" và không thể có cơ quan nào khác ngoài SBU tham gia vào việc này.

Được biết, nhà báo kiêm nhà văn nổi tiếng của Ukraine Oles Buzin bị ám sát ở Kiev vào buổi trưa ngày 15-4 vừa qua ở khu vực gần nhà ông. Ông đã bị những kẻ lạ mặt từ chiếc xe Ford Focus màu xanh đen bắn chết gần ngôi nhà số 58, phố phố Dehtiarivska.

Cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko đã xác nhận có vụ ám sát này và tiết lộ thêm là những kẻ ám sát đi trên một chiếc xe mang biển số nước ngoài. Bộ Nội vụ Ukraine cho biết, lực lượng an ninh nước này đã công bố kế hoạch "chặn bắt" nghi phạm nhưng cho đến nay vẫn chưa có manh mối gì.

Cùng trong thời điểm ông Buzin bị sát hại, chính trị gia đối lập Oleg Kalashnikov thuộc Đảng các khu vực (Trước đây là Đảng cầm quyền nhưng sau khi cựu Tổng thống Yanukovych bị lật đổ, Đảng này trở thành Đảng đối lập) cũng đã bị bắn chết ở thủ đô Kiev.
Hiện trường vụ sát hại nhà báo Oles Buzin
Hiện trường vụ sát hại nhà báo Oles Buzin

Trước đó 1 tháng, xác tổng biên tập tờ "Người đưa tin Neteshinsky" Olga Moroz được tìm thấy ngày 15 tháng 3 tại căn hộ của bà ở thành phố Neteshin, miền Tây Ukraine. Việc điều tra cái chết của bà cũng chưa có manh mối gì.

Đặc biệt, nhà báo Oles Buzina còn là nhà văn nổi tiếng, người dẫn chương trình truyền hình, tác giả nhiều cuốn sách về lịch sử Ukraine, từng là tổng biên tập một trong những tờ báo hàng đầu Ukraine là Segodnya (Ngày nay), một phần trong đế chế truyền thông của doanh nhân giàu nhất Ukraine Rinat Akhmetov.

Ông Akhmetov được coi là có quan điểm thân Nga, từ khi cuộc nội chiến xảy ra, vị tỷ phú này vẫn đang tiến hành các hoạt động kinh doanh ở Donetsk và đóng góp tài chính cho DPR. Hiện nay, ông Buzina đã từ nhiệm ở Segodnya để phản đối chính sách kiểm duyệt của chính quyền Kiev.

Điểm chung giữa nhà báo và chính khách bị giết là họ đều có quan điểm thân Nga. Trước khi bị giết, nhà báo Buzina và chính khách Oleg Kalashnikov đã phản đối quyết liệt quyết định hủy bỏ Lễ kỷ niệm “Ngày chiến thắng phát xít 9-5” của chính quyền Kiev.

Vụ giết hại nhà báo Buzina và cựu đại biểu Quốc hội Kalashnikov rất giống nhau về kịch bản, địa điểm, chi tiết thủ phạm bắn phát đạn "kiểm tra" (xem nạn nhân còn sống hay đã chết) cho thấy đây rất có thể là hai vụ giết người theo đơn đặt hàng.

Theo Nhật Nam
Đất Việt