1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Sao nhiều nước giàu chỉ bỏ tiền mà không nhận người tị nạn?

Nhiều câu hỏi đã được đặt ra về lý do các nước Vùng Vịnh không mở cửa cho người tị nạn, bất chấp phương Tây đang vật lộn với cuộc khủng hoảng này.

Các quốc gia vùng Vịnh như Ảrập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Qatar, Bahrain và Kuwait đều nằm trong số các quốc gia hào phóng nhất thế giới về quyên góp tiền cho người tị nạn Syria thông qua các cơ quan của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức từ thiện tư nhân khác.

Với tổng cộng GDP hàng năm vào khoảng 2 nghìn tỷ USD cho tổng dân số chưa tới 55 triệu người, các nước này có đủ khả năng để thể hiện sự hào phóng của mình.

tị nạn, khủng hoảng, di cư, người Syria, chiến tranh

Một bé trai Syria tại trại tị nạn Zaatari, ở Mafraq, Jordan. (Ảnh AP)

Tuy nhiên, các quốc gia vùng Vịnh vẫn kiên quyết giữ quyết định, không có khu tái định cư nào cho người tị nạn Syria.

"Các nước vùng Vịnh, do sự gần gũi về địa lý, các mối liên hệ lịch sử với Syria, khả năng hòa nhập tương đối do có chung ngôn ngữ và tôn giáo, nên góp phần đáng kể trong việc giúp người Syria tái định cư", The Age dẫn lập luận của Tổ chức Ân xá quốc tế cho hay.

Cũng có một điều đáng chú ý là các nước có thu nhập cao khác cũng không đưa ra giải pháp tái định cư nào cho người tị nạn Syria.

Tới thời điểm này, Kuwait là nhà hảo tâm lớn nhất khi đã chuyển gần 1/3 số viện trợ cam kết để giải quyết khủng hoảng người tị nạn Syria qua Liên Hợp Quốc, 800 triệu USD kể từ 2012, trong khi Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất chi 364 triệu USD, Jane Kinninmont, nhà nghiên cứu cấp cao của Chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Chatham House hôm 8/9 cho hay.

Theo chuyên gia trên, số tiền trên chưa thấm gì so với 1 tỷ USD mà Anh bỏ ra hay 3 tỷ USD mà Mỹ chi ra, song nó là con số khá lớn nếu tính tỷ lệ trong GDP.

Tuy nhiên, vấn đề là "6 quốc gia theo chế độ quân chủ ở vùng Vịnh chưa bao giờ ký bất kỳ hiệp ước nào về quyền của người tị nạn và tình trạng không có tư cách công dân", bà Kinninmont viết. Dù vậy, các nước vùng Vịnh cũng từng tiếp nhận những người chạy trốn chiến tranh và bị ngược đãi.

Mặc dù chưa bao giờ đề cập tới người tị nạn, nhưng nhiều người Palestine, Lebanon và Yemen đã sinh sống tại các nước vùng Vịnh, sau khi phải rời bỏ nhà cửa do xung đột ở quê hương của họ, Sultan Sooud al-Qassemi -- nhà bình luận ở Vùng Vịnh đồng thời là học giả tại Viện Công nghệ Massachusetts nhấn mạnh.

"Có một tiền lệ trong việc nhận người tị nạn tại các quốc gia vùng Vịnh. Cách đây 1/4 thế kỷ, hàng trăm nghìn người Kuwait đã được tị nạn tại Vùng Vịnh sau cuộc xâm chiếm của Saddam Hussein", ông Sooud al-Qassemi viết trên tờ International Business Times.

Kuwait đã cấp giấy phép cư trú lâu dài cho 120.000 người Syria, đồng nghĩa với việc họ sẽ không bị yêu cầu rời nước này nếu tình trạng hợp pháp của họ hết hiệu lực, ông al-Qassemi nói.

Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất cũng hành động tương tự với 242.000 dân Syria. Tuy nhiên, việc cấp giấy phép cho các lao động có tay nghề còn xa mới tới mức tạo một thiên đường an toàn cho người tị nạn, nhà nghiên cứu về Trung Đông tại Viện liên hiệp hoàng gia Michael Stephens nói với Fairfax Media.

Theo chuyên gia này, nếu đúng vậy, các nước Vùng Vịnh có đóng góp rất lớn trong việc hỗ trợ người tị nạn Syria ở Lebanon, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ và các nước này tin rằng như vậy là đủ. Tuy nhiên, trên thực tế, "hàng trăm nghìn người Syria không chỉ chạy trốn chiến tranh, mà sự khổ sở của họ hiện hữu trong các trại tị nạn", ông Stephen nói.

Ông nhận định, vấn đề của người tị nạn Syria không chỉ là vấn đề của các nước Ảrập tại Vùng Vịnh, mà đó là vấn đề các nước Vùng Vịnh và phương Tây phải cùng phối hợp giải quyết. "Đã tới lúc phải ngừng tranh cãi, hãy cùng tìm ra một giải pháp".

Maya Yahya, một viện sĩ tại Trung tâm Trung Đông Carnegie cho hay, trong thời điểm này, các nước Vùng Vịnh đang cố duy trì ổn định chính trị và có lo ngại rằng, người tị nạn sẽ đem tới sự mất ổn định. Ông Yahya nhận xét, ít có hy vọng các quốc gia Vùng Vịnh sẽ mềm hóa lập trường.

Theo Hoài Linh

Vietnamnet

Sao nhiều nước giàu chỉ bỏ tiền mà không nhận người tị nạn? - 2