1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Quyết định đặt Mỹ như ngồi trên đống lửa

Theo TASS ngày 6/10, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định thành lập Sư đoàn máy bay ném bom tầm xa tại Viễn Đông - quyết định đang khiến Mỹ bất an.

Động thái của Nga

Cơ quan báo chí của lực lượng không quân vũ trụ Nga cho biết, địa bàn hoạt động của sư đoàn mới là sẽ tuần tra tại Thái Bình Dương thuộc những vùng biển Nhật Bản, quần đảo Hawaii và đảo Guam. Thành phần chính của sư đoàn mới này bao gồm những máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95MS cùng Tu-22M3.

Dù đang thực sự lo lắng trước quyết định thành lập sư đoàn mới của Nga nhưng nó không quá bất ngờ với Mỹ bởi những động thái gần đây của Moskva. Tờ Washington Free Beacon dẫn nguồn tin Không quân Mỹ cho biết, ngày 4/12/2015, hai oanh tạc cơ chiến lược Tu-95 của Không quân vũ trụ Nga đã bay vòng quanh gần đảo Guam của Mỹ.

Không máy bay nào của Mỹ bay lên tiếp cận vì máy bay Nga khi đó đang ở không phận quốc tế. Được biết, đây là lần thứ 4 trong vòng 3 năm qua máy bay ném bom Nga bay vòng quanh đảo Guam - hòn đảo ở vùng Tây Thái Bình Dương này.

Phi đội oanh tạc cơ Tu-160.
Phi đội oanh tạc cơ Tu-160.

Lần trước đó diễn ra vào cuối tháng 11/2014, theo Washington Free Beacon. Tại thời điểm máy bay Nga áp sát Guam, hệ thống nhận biết trên không của Mỹ đã phát hiện 4 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-95H của Nga mang vũ khí hạt nhân và tên lửa hành trình tầm xa đã bay xung quanh trong phạm vi rất gần khu vực đảo Guam.

Bài báo cho biết "sự kiện khiêu khích hạt nhân bất thường" lần này không chỉ đơn thuần là sự kiện máy bay ném bom chiến lược của Nga tiếp cận sát đảo Guam trong vòng mấy năm qua, mà còn là mối đe dọa đối với khái niệm "Tác chiến không-hải nhất thể", lấy đảo Guam làm cốt lõi của Mỹ.

Trước đó, Bộ trưởng quốc phòng Nga Shoigu đã cho biết, trong tình hình hiện nay, Nga bắt buộc phải bảo đảm sự hiện diện quân sự của mình ở Tây Đại Tây Dương, Đông Thái Bình Dương, vùng biển Caribean và vịnh Mexico. Máy bay ném bom tầm xa của Nga sẽ tiếp tục tuần tra trong phạm vi rộng lớn này.

Tuy nhiên, người Mỹ lo lắng rằng, ẩn giấu đằng sau hoạt động tới tấp của máy bay ném bom chiến lược Nga chính là bóng ma hạt nhân đáng sợ. Washington cho rằng, trong bối cảnh này, hoạt động của máy bay ném bom chiến lược Nga mang ý nghĩa chiến đấu thực tế.

Mỹ bị bao vây

Tờ "Sự thật" (Pravda - Пра́вда‎) của Nga cho hay, Nga đã chuẩn bị một "Lễ vật hạt nhân" cho khối NATO, đó chính là quy mô đầu đạn hạt nhân chiến thuật vượt xa khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Được biết, NATO đang cất giữ 260 đầu đạn hạt nhân chiến thuật ở châu Âu, trong đó, chủ yếu là loại bom hạt nhân B61-12. Khoảng 200 đầu đạn là của Mỹ, triển khai tại 6 căn cứ không quân 6 quốc gia châu Âu thuộc khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, tập trung ở 4 nước Bỉ, Đức, Hà Lan và Italia.

Về phương diện này, theo cách tính toán thận trọng nhất, Nga cũng có hơn 5.000 đầu đạn hạt nhân chiến thuật ở các cấp độ khác nhau, trang bị trên các loại ngư lôi, tên lửa và đặc biệt nó được trang bị trên tên lửa cấp chiến dịch - chiến thuật tiên tiến nhất hiện nay của Nga mang tên Iskander (phiên hiệu NATO: SS-26 Stone).

Trang Washington Free Beacon cho hay, những năm gần đây, không quân Nga tăng cường huấn luyện xâm nhập vào khu vực bờ biển phía Tây và đông nước Mỹ. Trong đó, hoạt động của chiến đấu cơ Nga gần bờ biển phía Đông Canada được cơ quan tình báo Mỹ nhận định là “không quân Nga đang thử nghiệm phát động cuộc tấn công tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân vào nước Mỹ".

Bài báo cũng đề cập đến, máy bay ném bom chiến lược Nga tiến sát vào lãnh thổ Mỹ lần gần nhất là tháng 6/2014, khi đó, 2 chiếc ném bom cách bờ biển không phận California khoảng 50 dặm Anh (khoảng 80km). Quan chức Mỹ cho hay, đây là lần đầu tiên máy bay chiến lược Nga tiến sát vào Mỹ kể từ khi kết thúc chiến tranh Lạnh.

Cựu quan chức Lầu Năm Góc Mark Schneider, người từng tham gia hoạch định chính sách chiến lược hạt nhân của Mỹ cho rằng, “hành động khiêu khích của máy bay ném bom hạt nhân Nga kéo dài từ năm 2007, nhưng cường độ hoạt động như năm 2014 rõ ràng đã đạt đến mức từ trước đến nay chưa từng có”.

Máy bay Tu-95 Nga tiến sát vào Guam đang khiến cho Mỹ lo lắng. Tờ Washington Free Beacon cho rằng, hòn đảo này là đầu não chiến lược trọng yếu nhất của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, đây cũng là căn cứ then chốt trong chiến lược “Tác chiến không-hải nhất thể” mà Lầu Năm Góc đang tiến hành.

Clip Không quân tầm xa Nga phô diễn sức mạnh:

Theo Tuấn Hưng

Đất Việt