1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Quyền lực thuộc về sản xuất và cửa hàng chuyên doanh

Ghi nhận từ thị trường bán lẻ của 14 nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của ban tổ chức giải thưởng “Top 500 retail Asia - Pacific 2006” cho thấy, chuỗi cửa hàng chuyên sản phẩm săn sóc sắc đẹp - sức khoẻ (health & beauty stores) và thể thao đang phát triển với mức tăng trưởng 32% về diện tích bán hàng.

Tăng nhờ giới trẻ

Bằng chứng là mức tăng trưởng 25% số lượng cửa hàng chuyên doanh đồ thể thao và sự phát triển nhanh chóng của những cửa hàng bán hàng hiệu Nike và Adidas ở Ấn Độ. Nguyên nhân khác là người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe, thể hiện qua số lượng người tham gia các môn thể thao cũng ngày càng tăng.

 

Một số môn thể thao mới trở thành thời trang, như Yoga, cũng mở ra những cơ hội kinh doanh mới cho các nhà sản xuất và các cửa hàng chuyên doanh. Nhờ vậy, các nhãn hiệu Giordano, Esprit và Padini đã đứng vững tại Hong Kong, Singapore, Malaysia, Trung Quốc và Thái Lan.

 

Các nhà bán lẻ giày dép và đồ phụ trang cũng đạt mức tăng trưởng rất nhanh. Số lượng cửa hàng tăng 13%, doanh số tăng 12% và diện tích bán hàng tăng 9%. Phù hợp với xu hướng người tiêu dùng ngày càng quan tâm chăm sóc vẻ bên ngoài. Các nhà bán lẻ quần áo, giày dép và phụ trang của Hàn Quốc hay Nhật Bản lại lọt vào nhóm 10 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng nhà bán lẻ khu vực.

 

Nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi

 

Các cửa hàng đồ nội thất có tên trong bảng xếp hạng Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu năm nay nhờ mức tăng trưởng 14% doanh số so với năm trước. Thu nhập tăng lên, người tiêu dùng châu Á đang có xu hướng trang trí nội thất nhiều hơn. Ở các thị trường phát triển, các hộ gia đình nhỏ, hoặc chủ hộ độc thân là giới trẻ đang đi làm lại có xu hướng “cởi mở” hơn trong việc mua sắm đồ nội thất.

 

Viễn cảnh tươi sáng cho các cửa hàng chuyên doanh nội thất đang hé mở. Chẳng hạn như nhà bán lẻ đồ dùng sửa chữa nhà cửa của Anh quốc là B&Q đã tích cực bành trướng tại Trung Quốc trong năm qua với số lượng cửa hàng tăng 129%.

 

Loại hình nhà sách bị giới hạn trong các cơ hội đổi mới về mặt trình bày và bố trí cửa hàng. Người tiêu dùng châu Á đang được giới thiệu những cách tiêu khiển khác trong thời gian rảnh rỗi hơn là đọc sách.

 

Loại hình trung tâm thương mại (department stores), đang đối mặt với sự cạnh tranh: những gì có thể tìm thấy và mua được ở trung tâm thương mại bình thường cũng có thể tìm thấy và mua được ở cửa hàng gần nhà.

 

Điều đó nói lên rằng trung tâm thương mại chỉ còn có thể cạnh tranh bằng cách tập trung vào các nhãn hiệu cao cấp và xa xỉ. Ví dụ trung tâm thương mại Tangs ở Singapore dùng nhãn hiệu mỹ phẩm cao cấp như Stila hay Dr.Hauschka để thu hút người mua sắm.

 

Theo các chuyên gia trong ngành, những trung tâm thương mại thành công cần duy trì được tính cao cấp, sang trọng và dịch vụ tốt. Những trung tâm thương mại này cho những khách hàng có tiêu xài nhiều của họ sự đảm bảo về thương hiệu thật và chất lượng cao của sản phẩm, cũng như khác biệt hoá họ một cách hiệu quả và liên tục.

 

Theo Q.Chi

Báo SGTT/Retail Asia