1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản tiếp tục phát triển sâu rộng

(Dân trí) - Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản ở tất cả các lĩnh vực được cho là đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio cho biết ông sẽ làm hết sức mình ở cương vị đại sứ để tiếp tục góp phần duy trì và phát huy mối quan hệ tốt đẹp này.


Hội thảo có sự tham gia của Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio và nhiều diễn giả bao gồm cả các diễn giả đến từ các tổ chức đại diện của Nhật Bản ở Việt Nam. (Ảnh: Minh Phương)

Hội thảo có sự tham gia của Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio và nhiều diễn giả bao gồm cả các diễn giả đến từ các tổ chức đại diện của Nhật Bản ở Việt Nam. (Ảnh: Minh Phương)

Sáng ngày 21/9, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề “Phát triển quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Lịch sử và triển vọng”. Đây là một trong những sự kiện nhằm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2018).

Tham gia Hội thảo có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio cùng nhiều diễn giả đến từ các tổ chức đại diện của Nhật Bản tại Việt Nam như JICA, JETRO cũng các nhà nghiên cứu khoa học hai nước.


Trong số các diễn giả có nhiều diễn giả đến từ các cơ quan đại diện của Nhật Bản tại Việt Nam như JICA, JETRO. (Ảnh: Minh Phương)

Trong số các diễn giả có nhiều diễn giả đến từ các cơ quan đại diện của Nhật Bản tại Việt Nam như JICA, JETRO. (Ảnh: Minh Phương)

Mở đầu hội thảo, Đại sứ Umeda Kunio nhấn mạnh rằng, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã và đang tiếp tục mở rộng trong mọi lĩnh vực trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng.

Để duy trì và phát triển mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay, ông Kunio cho biết, ở vai trò Đại sứ đặc mệnh toàn quyền ông sẽ tiếp tục nỗ lực để vun đắp cho mối quan hệ này, khắc phục những hạn chế, thách thức. Ông cho rằng điều quan trọng nhất là lòng tin giữa hai quốc gia.


Đại sứ Umeda Kunio cho rằng, điều cốt lõi trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản là lòng tin giữa hai quốc gia. (Ảnh: Minh Phương)

Đại sứ Umeda Kunio cho rằng, điều cốt lõi trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản là lòng tin giữa hai quốc gia. (Ảnh: Minh Phương)

Tại hội thảo, các diễn giả cả trong nước và Nhật Bản cũng đưa ra những quan điểm đánh giá về quan hệ Việt Nam-Nhật Bản qua 45 năm qua. PGS.TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cho rằng quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã và đang phát triển rực rỡ trên mọi mặt và tác động to lớn đến tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam.

Đồng quan điểm này, trong tham luận gửi tới hội thảo, Thạc sĩ Nguyễn Văn Sơn đến từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, trong những năm gần đây, quan hệ song phương Việt Nam-Nhật Bản không ngừng phát triển toàn diện, sâu rộng và thực chất trên nhiều lĩnh vực. Ngoài hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế… thì hiện nay quan hệ hai bên còn mở rộng sang các lĩnh vực khác, đặc biệt là lĩnh vực an ninh phi truyền thống.


Công sứ Nhật Bản Asazuma Shinichi -Văn phòng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam- chụp ảnh lưu niệm cùng các diễn giả. (Ảnh: Minh Phương)

Công sứ Nhật Bản Asazuma Shinichi -Văn phòng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam- chụp ảnh lưu niệm cùng các diễn giả. (Ảnh: Minh Phương)


GS.TS Nguyễn Xuân Thắng , Chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tặng quà lưu niệm cho Đại sứ quán Nhật Bản. (Ảnh: Minh Phương)

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng , Chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tặng quà lưu niệm cho Đại sứ quán Nhật Bản. (Ảnh: Minh Phương)

Mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để phát triển sâu rộng, bền vững hơn, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế, thách thức đối với quan hệ Việt Nam-Nhật Bản trong thời gian tới như bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, sự khác biệt về thể chế chính trị, cơ chế quản lý, sự chênh lệch về tiềm lực, trình độ kinh tế…

Minh Phương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm