1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Putin thực sự muốn gì ở Syria?

Từng là một thành phố lớn nhất ở Syria trước nội chiến, và trong nhiều năm là thành trì của quân nổi dậy chống chính phủ, Aleppo giờ đây đang là một chiến trường mang tính quyết định.

Các lực lượng chính phủ và đồng minh trên mặt đất, được sự yểm trợ của máy bay ném bom Nga trên không trung, đang thắt chặt vòng vây quanh nửa đông của thành phố trước sự kháng cự của một liên minh các cánh quân nổi dậy.


Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AP)

Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AP)

Aleppo là mục tiêu giá trị nhất của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và giành được những nơi như thế này là điều gần như không tưởng của quân đội chính phủ trước khi Nga can thiệp vào cuộc chiến ở Syria năm ngoái.

Kể từ khi người Nga đến theo đề nghị của ông Assad, bản đồ chiến trường ở Syria đã thay đổi nhanh chóng.

Nhưng Tổng thống Vladimir Putin nêu ra một số lý do mà người Nga sẽ không sớm rời khỏi đất nước này.

Bảo vệ các lợi ích Nga ở Syria

Nga có nhiều lợi ích lớn về kinh tế và quân sự ở Syria, chẳng hạn như một căn cứ hải quân Địa Trung Hải tại Tartus cần phải quyết giữ cho bằng được.

Nga có một căn cứ Hải quân ở Tartus kể từ thời Liên Xô, và mặc dù chỉ là một xưởng sửa chữa và trạm tiếp tế tàu chiến, cơ sở này là căn cứ duy nhất của Nga ở Địa Trung Hải. Nguy cơ chế độ Assad sụp đổ có lẽ là nguyên nhân chính khiến Kremlin quyết định triển khai không lực tới Syria vào tháng 9/2015.

Kể từ khi can dự vào Syria, trung tâm chiến lược của các chiến dịch quân sự Nga chính là căn cứ Hmeymim gần Latakia.

Duy trì lợi ích chiến lược

Tổng thống Putin đang phát đi một thông điệp tới toàn thế giới: Nga vẫn là một sức mạnh quan trọng cần được tính đến.

Cuộc xâm lược Iraq của liên quân do Mỹ đứng đầu (lật đổ Tổng thống Saddam Hussein) và sự kiện chính quyền của đại tá Moammar Gaddafi bị hạ bệ nhờ sự yểm trợ của chiến dịch ném bom của liên quân quốc tế đã tước bỏ của Moscow nhiều đồng minh then chốt.

Syria dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Bashar al-Assad được Kremlin coi như một trụ cột trong tầm ảnh hưởng chiến lược của nước này ở Trung Đông và không muốn để mất.

Chống các nhóm Hồi giáo

Lo ngại của Kremlin về tình trạng lan tràn bạo lực Hồi giáo là rất "chuẩn". Nga trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố tàn ác liên tiếp, do các thánh chiến binh thực hiện. Phiến quân Hồi giáo ở Cộng hòa Chechnya thuộc miền nam Nga đã chiến đấu đòi tách riêng kể từ năm 1990 và hiện vẫn đang tiếp tục kích động bạo lực trên lãnh thổ Nga.

Nga lo ngại một chiến thắng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria sẽ ảnh hưởng tới nước này, vì một số tư lệnh cấp cao của IS là người nói tiếng Nga có nguồn gốc Chechnya.

Gần đây nhất, một máy bay khách bị đánh bom trên bầu trời bán đảo Sinai của Ai Cập - mà IS nhận trách nhiệm và có lẽ là để trả đũa sự can thiệp quân sự của Nga ở Syria - đã khiến Moscow cảnh giác hơn trước sự lan rộng của các nhóm như IS và các chi nhánh của al-Qaeda.

Moscow đã kêu gọi một liên minh quốc tế tiêu diệt IS.

Tăng cường uy tín của Putin

Giá dầu thấp và cấm vận của phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraina đã đẩy nền kinh tế Nga vào khủng hoảng, giảm 3,7% trong năm 2015. Giá trị đồng Rúp tụt xuống mức kỷ lục so với đồng đôla Mỹ. Thực tế này khiến nhiều người Nga nghèo thêm.

Mặc dù vậy, sự ủng hộ dành cho Putin ở trong nước vẫn rất cao. Quyết định của ông can thiệp quân sự vào Syria trong khi thương vong ở mức tối thiếu đã khiến người Nga tăng lòng tự hào dân tộc và thêm yêu thích Tổng thống của mình.

Theo Thanh Hảo

Vietnamnet

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm