1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Philippines, Indonesia ký thỏa thuận về phân chia vùng biển

(Dân trí) - Philippines và Indonesia ngày 23/5 đã ký một hiệp ước về biên giới trên biển, gọi đây là hình mẫu cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng trong khu vực.

Các quan chức Indonesia và Philippines trong lễ ký kết ngày 23/5.
Các quan chức Indonesia và Philippines trong lễ ký kết ngày 23/5.
 
Tổng thống Indonesia Bambang Yudhoyono cho biết thỏa thuận, kết quả của 20 năm đàm phán, đã chứng tỏ rằng các tranh cãi đang leo thang ở Biển Đông có thể được giải quyết mà không cần vũ lực.

Ông Yudhoyono đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận cùng Tổng thống Benigno Aquino tại dinh tổng thống ở thủ đô Manila.

“Đây thực sự là một hình mẫu, một ví dụ điển hình cho thấy bất kỳ tranh chấp nào, trong đó có các căng thẳng biên giới trên biển, cũng có thể được giải quyết một cách hòa bình, chứ không phải bằng sử dụng sức mạnh quân sự, vốn có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định và hòa bình trong khu vực”, ông Yudhoyono nói.

Về phần mình, Tổng thống Aquino cho hay thỏa thuận giữa Indonesia và Philippines là “bằng chứng xác thực cho cam kết kiên định của chúng ta nhằm tuân thủ luật pháp và theo đuổi cách giải quyết hòa bình và hợp lý các tranh chấp hàng hải”.
 
Bản đồ mô phỏng đường biên giới trên biển giữa hai nước.
Bản đồ mô phỏng đường biên giới trên biển giữa hai nước. 

Được ký kết bởi ngoại trưởng hai nước, thỏa thuận vạch ra biên giới các vùng đặc biệt kinh tế chồng lấn của cả 2 nước ở Biển Mindanao, Biển Celebes và Biển Philippines.

Theo luật quốc tế, vùng đặc biệt quyền kinh tế là vùng biển rông 200 hải lý tính từ đường cơ sở, nơi một quốc có quyền đánh bắt và khai khác trữ lượng dầu mỏ và khí đốt theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Tuy nhiên, những vùng này lại chồng lấn lên nhau giữa 2 Indonesia và Philippines, khiến 2 nước phải đàm phán suốt 20 năm để phân định.

Tổng thống Yudhoyono, hiện đang có mặt tại Manila trong chuyến thăm cấp nhà nước và tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á, cũng bày tỏ lo ngại về các tranh chấp đang căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông.

Ông Yudhoyono đã hối thúc Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN “trở lại tinh thần” của tuyên bố DOC năm 2002, trong đó nói rằng các nước không nên có các hành động nhằm làm gia tăng căng thẳng tại các khu vực tranh chấp.

An Bình
Theo AFP