1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Pakistan tê liệt vì bạo động chính trị

(Dân trí) - Các cuộc biểu tình bạo lực liên tiếp nổ ra tại Pakistan trong 2 ngày gần đây, làm ít nhất 41 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương, đẩy đất nước Nam Á rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất kể từ khi Tổng thống Musharraf lên cầm quyền năm 1999.

Một cuộc đình công lớn do phe đối lập tổ chức hôm chủ nhật, 13/4 đã làm tê liệt Karachi và nhiều thành phố lớn khác tại Pakistan. Hàng loạt cửa hàng, các khu phố buôn bán, trường học bị đóng cửa, các dịch vụ giao thông công cộng bị đình trệ.

 

Pakistan tê liệt vì bạo động chính trị - 1
 
 

Cuộc đình công rầm rộ chống chính phủ tại Karachi hôm 14/5.

 

Cuộc đình công nổ ra sau các vụ giao tranh trên đường phố bắt đầu hồi cuối tuần trước, nhằm phản đối quyết định của Tổng thống Musharraf sa thải Chánh án toà án tối cao Iftikhar Chaudhry vào tháng 3 vừa qua, do ông này bị cáo buộc lạm dụng quyền lực.

 

Các nhà chức trách tại Karachi giờ đây đã cấm tụ tập trên 5 người. Bạo lực bùng phát trong thành phố này hồi cuối tuần, khi ông Iftikhar Chaudhry cố gắng gặp gỡ những người ủng hộ.

 

Pakistan tê liệt vì bạo động chính trị - 2
 

Quang cảnh vắng vẻ trên các đường phố Karachi ngày 15/4. 

 

Chính phủ đã cho phép các lực lượng bán quân sự bắn vào bất kỳ ai có liên quan tới bạo lực nghiêm trọng tại Karachi - thành phố lớn nhất của Pakistan vốn có lịch sử đẫm máu giữa các bè phái thiểu số.

 

Cảnh sát trưởng của Karachi, ông Azhar Farooqi, cho biết các lực lượng an ninh đã xếp hàng tuần tra và tình hình bạo lực đã được kiểm soát. Mặc dù bạo lực không nổ ra vào ngày thứ hai, 14/5 nhưng thành phố vẫn vô cùng căng thẳng.

 

Ông Farooqi nói: “Karachi đã hoàn toàn bị tê liệt. Các cửa

 

Pakistan tê liệt vì bạo động chính trị - 3
 

Ông Iftikhar Chaudhry bị sa thải

khỏi chức vụ Chánh án toà

án tối cao vào tháng 3/2007.

 

hàng bị đóng cửa và có rất ít các phương tiện công cộng trên đường. Tất cả người dân đều sợ sệt”.

 

Cuộc biểu tình diễn cũng diễn ra tại nhiều thành phố lớn khác trên khắp cả nước như Lahore, Peshawar, Rawalpindi và Quetta.

 

Kể từ khi ông Chaudhry bị đình chỉ công tác hồi tháng 3, các lực lượng ủng hộ ông đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình rầm rộ phản đối quyết định của Tổng thống Musharraf.

 

Các luật sư và các đảng đối lập chỉ trích ông Musharraf cố gắng làm suy yếu sự độc lập của ngành tư pháp. Họ cho rằng Musharraf muốn loại bỏ Chánh án tòa án tối cao bởi ông Chaudhry là một chướng ngại vật đối với tham vọng quyền lực, vừa làm tổng thống vừa làm tổng tư lệnh quân đội của ông Musharraf.

 

Ánh Ninh

Theo BBC

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm