1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ông Biden đề cử đại sứ ở Trung Quốc sau hơn 300 ngày bỏ trống

Minh Phương

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Joe Biden đề cử nhà ngoại giao kỳ cựu Nicholas Burns làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc trong bối cảnh vị trí này bị bỏ trống hơn 10 tháng qua.

Ông Biden đề cử đại sứ ở Trung Quốc sau hơn 300 ngày bỏ trống - 1

Ông Nicholas Burns, người vừa được đề cử làm Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc (Ảnh: USAToday).

Reuters dẫn thông tin từ Nhà Trắng ngày 20/8 cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề cử ông Nicholas Burns, một cựu Thứ trưởng Ngoại giao và cựu Đại sứ Mỹ tại NATO, Hy Lạp, làm Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc. Việc lựa chọn ông Burns - một chính trị gia dày dặn kinh nghiệm - đánh dấu sự thay đổi đáng kể bởi trong suốt thập niên qua, vai trò này thường được trao cho một chính trị gia.

Điều này cho thấy, Tổng thống Biden dường như muốn có một đặc phái viên đóng vai trò năng động hơn giữa lúc mối quan hệ giữa hai cường quốc ngày càng rạn nứt.

Nếu được Thượng viện phê chuẩn, ông Burns sẽ bắt đầu nhiệm kỳ đại sứ tại bắc Kinh, lấp đầy vị trí vốn bị bỏ trống kể từ tháng 10 năm ngoái sau khi cựu Đại sứ Terry Branstad dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump từ chức.

Giống như 4 người tiền nhiệm, ông Burns không được coi là một chuyên gia chính sách về Trung Quốc. Tuy nhiên, ông từng là cố vấn cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Biden và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với một số trợ lý thân cận nhất của ông Biden, trong đó có Ngoại trưởng Giống như 4 người tiền nhiệm, ông Burns không được coi là một chuyên gia chính sách về Trung Quốc.

Hôm qua, Tổng thống Biden cũng đề cử ông Rahm Emanuel làm đại sứ Mỹ tại Nhật Bản. Vị trí đại sứ Mỹ tại Nhật Bản vẫn để trống từ khi cựu đại sứ William Hagerty từ chức vào tháng 7/2019 để chạy đua vào Thượng viện, đánh dấu khoảng thời gian trống ghế đại sứ dài nhất kể từ Thế chiến thứ hai.

Ông Emanuel là cựu thị trưởng thành phố Chicago, từng làm chánh văn phòng của cựu Tổng thống Barack Obama và cố vấn cấp cao của cựu Tổng thống Bill Clinton. Trước đó, ông Emanuel từng được cân nhắc vào một số vị trí trong chính quyền Tổng thống Biden, trong đó có chức Bộ trưởng Giao thông Vận tải. Nếu được Thượng viện phê chuẩn, ông Emanuel được cho là sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố liên minh song phương trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng ở khu vực.

Mặc dù đã nhận nhiệm sở hơn 6 tháng, nhưng đến nay mới chỉ có duy nhất Đại sứ Mỹ tại Mexico Ken Salazar được phê chuẩn. Về việc chậm trễ bổ nhiệm này, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jens Psaki cho rằng lỗi là do Thượng viện.

"Chúng tôi rất thất vọng vì quá trình phê chuẩn chậm chạp, đặc biệt với các ứng viên không gây tranh cãi. Rất nhiều ứng viên chờ phê chuẩn là những người có năng lực, nhiều người nhận được sự ủng hộ của cả đảng Cộng hòa. Vậy tại sao họ vẫn chưa được phê chuẩn", bà Psaki nói. Bà cho biết, cùng thời điểm này của nhiệm sở, ông Biden đưa ra nhiều đề cử hơn cựu Tổng thống Barack Obama hay George Bush.