1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Núi lửa phun khói bụi mù mịt, Indonesia sơ tán 100.000 dân

(Dân trí) - Báo động núi lửa ở Bali, Indonesia đã lên đến mức cao nhất với hàng loạt hiện tượng địa chất như khói đen, lũ bùn buộc Indonesia kêu gọi 100.000 người di tản khẩn cấp, đồng thời đóng cửa sân bay địa phương do lo ngại nguy hiểm.

Núi lửa phun khói bụi mù mịt, Indonesia sơ tán 100.000 dân

Cột khói bốc lên từ núi lửa được cho là cao 6m. (Ảnh: CT)
Cột khói bốc lên từ núi lửa được cho là cao 6m. (Ảnh: CT)

Theo Guardian, nhiều dấu hiệu cho thấy núi lửa Agung ở Bali sắp hoạt động trở lại với những cột khói đen mù mịt. Các quan chức Indonesia đã đề nghị 100.000 người khẩn cấp di dời khỏi khu vực nguy hiểm. Hiện đã có 40.000 người di tản thành công.

Theo Telegraph, vì lý do an toàn, Indonesia đã đóng cửa sân bay khiến 445 chuyến bay bị gián đoạn và 59.000 khách du lịch bị ảnh hưởng. Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia Indonesia cho biết các nhà chức trách sẽ xem xét mở lại sân bay trong ngày 28/11. Tuy nhiên cơ quan này cũng chia sẻ những dấu hiệu rằng rất có thể núi lửa sẽ phun trào dựa trên những diễn biến mà họ theo dõi và quan sát.

Trạng thái hiện tại núi lửa đang ở mức độ cảnh báo 3-4, buộc những người ở quanh núi lửa trong phạm vi 10km phải di tản. Người đứng đầu cơ quan địa chất, ông Kasbani cho biết mức báo động đã tăng lên do núi lửa đã bắt đầu có dấu hiệu phun trào nham thạch magma. Ông cho biết dù khả năng phun trào dữ dội là khá hiếm xảy ra trong trường hợp này tuy nhiên Indonesia vẫn không thể loại trừ mối nguy hiểm và phải cảnh báo tới người dân.

Dung nham lạnh phun trào từ núi lửa Bali Indonesia

Cột khói bụi và hơi nước bốc lên từ núi lửa cao tới 6.000m. Hãng truyền thông Antara ghi lại hình ảnh nghi là nham thạch từ núi lửa đẩy ra. Trong khi đó, cơ quan quản lý thiên tai quốc gia công bố đoạn video ghi lại hình thái thời tiết lũ bùn núi lửa hay còn gọi là dung nham lạnh xung quanh Agung, đồng thời cảnh báo người dân tránh xa khu vực sông hồ đề phòng nguy hiểm. Cơ quan này kêu gọi người dân giữ bình tĩnh và làm theo chỉ dẫn.

Theo công bố gần nhất, gần 1 nửa trong 100.000 người dân cần sơ tán đã rời đi an toàn khỏi khu vực cảnh báo. Số người còn lại không muốn rời đi do sợ ảnh hưởng tới công việc và đời sống hàng ngày và họ cho rằng hiện tượng thời tiết như vậy vẫn ổn. Giới chức Indonesia đã tính tới phương án thuyết phục và thâm chí là cưỡng chế di tản đối với những trường hợp này.

Núi lửa Agung đã từng phun trào năm 1963 và thảm họa tự nhiên đó đã cướp đi mạng sống của 1.000 người.

Đức Hoàng

Theo Telegraph